Có nên kinh doanh F&B không? Kinh doanh F&B là gì và những điều cần biết
Bạn là người trẻ, đang chán với công việc làm thuê ăn lương, muốn lập nghiệp cho bản thân có nên kinh doanh F&B không? Bài viết này mình sẽ đưa ra những tiềm năng cũng như những nguy cơ mình phải gặp khi kinh doanh lĩnh vực này. Liệu mở cho mình 1 quán cà phê có phải là một ý hay???
Vậy kinh doanh F&B là gì?
Đối với những bạn quan tâm đến kinh doanh chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến thuật ngữ F&B, kinh doanh F&B, doanh nghiệp F&B…. Vậy F&B nghĩa là gì? F&B là cách viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Food and Beverage Service”, mang ý nghĩa là “Dịch vụ nhà hàng và ăn uống”.
Theo đó, kinh doanh F&B chính là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực, ăn uống; doanh nghiệp F&B tương ứng là những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống…
Trên thực tế các bạn sẽ bắt gặp 2 loại hình F&B đó là: bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị kinh doanh F&B độc lập.
Trong khách sạn F&B Service là một bộ phận có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ về ăn uống khi họ lưu trú trong khách sạn và các dịch vụ đi kèm khác như: tổ chức buffet cho hội nghị, hội thảo, tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan… theo yêu cầu của khách hàng.
Các đơn vị kinh doanh F&B độc lập có thể kể đến các loại hình đa dạng như: nhà hàng, quán bar, pub, cafe,…
Vậy có nên kinh doanh F&B không? Ngành có những tiềm năng gì?
Theo như nội dung của tháp nhu cầu Maslow thì: ăn uống, mặc, ngủ là nhu cầu tối thiểu con người phải có. Vậy cho dù thế giới có thiên tai, dịch bệnh thì vấn đề ăn uống của con người vẫn cần và không thể thiếu.
Hiện ngành F&B có tốc độ tăng nhanh chóng tại Việt Nam bởi: đa dạng ẩm thực, dân số trẻ nên thị trường tiêu thụ lớn, lối sống năng động giúp cho đa số các bạn trẻ bây giờ thích ra ngoài ăn uống, tụ tập bạn bè, chất lượng cuộc sống nâng cao, và dịch vụ giao hàng tận nơi.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường thực phẩm và đồ uống hấp dẫn nhất trên toàn cầu (xếp thứ 10 ở châu Á) vào năm 2019, năm 2020 đóng góp của ngành này vào GDP là 15.8%. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của 1 người tiêu dùng (35%). Và Việt Nam kỳ vọng sẽ trở thành thị trường lớn thứ 3 về số lượng người tiêu dùng và lớn thứ 5 về tổng chi tiêu ở Đông Nam Á năm 2030. (Theo báo cáo của Phu Hung securities)
Mặc dù Covid 19 bùng phát khiến cho người dân Việt Nam phải thắt chặt chi tiêu, nhưng lại tăng cường mua sắm và dự trữ các loại thực phẩm cần thiết.
Tất cả những lý do trên mà ngành F&B là một thị trường đầy tiềm năng cho các bạn bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, ngành F&B lại tồn tại nhiều nguy cơ.
Khó khăn khi kinh doanh ngành F&B
Mọi người thường cho rằng kinh doanh mặt hàng đồ ăn uống “một vốn bốn lời”, tuy nhiên đây lại là thị trường cạnh tranh khóc liệt. Nếu không tính toán kỹ về tài chính cũng như các chính sách và chiến lược riêng cho mô hình kinh doanh thì khó mà tồn tại, chưa kể bạn mong muốn làm giàu từ hình thức này.
Bên cạnh đó, khâu quản lý cũng làm cho các chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn: đảm bảo nguyên liệu đầu vào, cách bảo quản hàng hóa, chất lượng sản phẩm tới người sử dụng, quản lý nhân sự, tuân thủ qui định của nhà nước.
Tìm mặt bằng kinh doanh phù hợp. Có thể nói trong kinh doanh mặt hàng ăn uống thì vị trí quyết định tới 50% sự thành công. Mặt bằng có vị trí đẹp: nằm gốc đường, mát mẻ, có bãi đậu xe,… thì những khó khăn bạn gặp phải đó là, giá thuê cao, hoặc rất khó thuê. Khi kinh doanh giai đoạn đầu chưa nhiều lợi nhuận thì có thể bạn phải đối mặt với vấn đề khó khăn tiếp theo đó là tài chính.
Dòng tài chính bạn của phải ổn để vận hành mô hình kinh doanh của mình tối thiểu phải 3 tháng trước khi bạn có doanh thu tốt từ quán.
Và khó khăn cuối cùng bạn cũng thấy đó chính là dịch bệnh. Nó nằm ngoài những tính toán của bạn, ảnh hưởng trầm trọng tới hoạt động kinh doanh, hàng loạt hàng quán phải đóng cửa trả mặt bằng. Nếu bạn không có chính sách tốt, chuyển đổi mô hình kinh doanh sang online, hoặc có một nguồn tài chính nào khác giúp bạn trang trải cuộc sống hoặc gồng gánh giúp bạn trong lúc khó khăn thì rất khó để duy trì.
Chuẩn bị những gì trước khi kinh doanh F&B
Chuẩn bị tinh thần làm chủ, nghe có vẻ hài hước, nhưng mà thật. Bạn đi làm công ăn lương thì bạn chỉ có 1 việc duy nhất là làm cho chủ và cuối tháng nhận lương. Tuy nhiên, khi bạn làm chủ, bạn phải làm rất nhiều việc: quản lý quán, quản lý nhân sự, quản lý nguyên liệu, chính sách marketing…tất cả để vận hành mô hình kinh doanh của mình thật trơn tru, trả tiền lương cho nhân viên…
Chuẩn bị càng chi tiết càng tốt kế hoạch kinh doanh của mình. Ví dụ: dự trù chi phí, dự trù tài chính, khảo sát khu vực bạn định kinh doanh và thử tính tiềm năng của khách hàng, sức mua…để nhẩm đưa ra doanh thu 1 ngày tầm bao nhiêu?
Thứ nhất giúp bạn có cái nhìn thật tổng quát trước khi bắt tay vào thực hiện. Bước này thấy khó quá thì bạn có thể bỏ qua dù sao bỏ trên giấy cũng dễ dàng hơn nhiều bỏ trên thực tế.
Thứ hai bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn dễ dàng vay vốn ngân hàng, nếu bạn đang thiếu tài chính. Vì bạn không thể tới ngân hàng và cười sau đó nói hãy cho tôi vay 1 khoản tiền đúng không?
Chuẩn bị tâm lý. Khi bạn bắt đầu một công việc nào đó đầu tư hoặc kinh doanh thì việc thì bạn phải chuẩn bị tinh thần đó chính là mất tiền, mất thời gian khi bạn làm chủ thì chắc chắn bạn là làm việc nhiều giờ.
Hãy coi việc kinh doanh là nghề nghiệp nghiêm túc chứ không phải là một sở thích vì sở thích sẽ làm bạn mất tiền. Bản thân mình cũng như bất kỳ những cô gái khác luôn mơ ước có 1 quán cà phê. Và chi phí để mở 1 quán cà phê thật sự không hề nhỏ, nếu bạn chỉ làm cho vui thì gia đình phải thật sự giàu, còn nếu là toàn bộ vốn tích lũy hoặc vốn từ ngân hàng thì bắt buộc phải phải làm việc hết công sức rồi.
Chuẩn bị tài chính. Dĩ nhiên bắt đầu công việc gì cũng cần phải có tiền đúng không? Nguồn tài chính bạn có từ đâu? Bạn có thể xin từ gia đình, hoặc tự tiết kiệm hoặc đi vay từ ngân hàng. Vậy chuẩn bị tài chính bao nhiêu là đủ? Thì bạn phải quay lại bản kế hoạch chi tiết mình đã đề cập ở trên. Đó cũng là lý do tại sao mình nói lập bảng kế hoạch thật chi tiết. Và đừng quên 1 khoản dư ra để giúp mô hình kinh doanh của mình để vận hành trong 3 tháng đầu tiên.
Mình có 1 cách để dự trù tài chính lúc cần thiết là 1 chiếc thẻ tín dụng. Không biết các bạn có cùng quan điểm hay không? Chứ theo bản thân mình thấy nó thật sự hiệu quả bởi tính năng xài trước trả sau, nó sẽ giúp bạn rất là nhiều: thanh toán điện, nước, internet, mua nguyên liệu… thậm chí nếu bạn cần tiền mặt thì bạn vẫn có thể lấy ra (dĩ nhiên bạn phải trả một khoản phí, mà dù sao khoản phí này vẫn thấp hơn rất nhiều nếu bạn đi vay từ các tổ chức tín dụng cá nhân bên ngoài).
Xem thêm: Có nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ?
6 mẹo sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả cần phải biết
Sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả có thể giúp bạn sống qua mùa dịch
Chuẩn bị kiến thức về lĩnh vực mình chuẩn bị kinh doanh. Học về những cái bạn chưa biết, học hỏi kinh nghiệm về những người đi trước đã làm trong lĩnh vực này.
Vì để thành thạo trong bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm mà kinh nghiệm thì cần phải có thời gian. Như bạn không thể trở thành một bác sĩ hoặc kỹ sư trong một sớm một chiều được. Học từ những người đi trước, những người có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn rút ngắn lại thời gian khá nhiều.
Tổng hợp 1 số khóa học về kinh doanh F&B mà bạn có thể tham khảo
Xây dựng mô hình F&B thành công
Bí quyết kinh doanh quán cafe từ A đến Z
Bài viết ở trên cũng khá là dài rồi. Nhưng mình sẽ thêm một chút xíu về các khoảng chi phí cơ bản nhất tiến hành mở quán cà phê.
Chi phí mở 1 quán cà phê bao nhiêu?
Kinh doanh F&B hiện phổ biến nhất hiện nay là: quán cà phê, quán bar, quán ăn, nhà hàng… Tùy vào sở thích, cũng như ưu điểm của bạn là gì thì sẽ chọn một mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
Đối với mặt hàng nước uống thì hiện tại có 2 hình thức mà nhiều người đang triển khai: mở 1 quán cà phê phục vụ tại chỗ và sắm 1 chiếc xe để phục vụ take away. Tùy vào hình thức triển khai cũng như nhóm đối tượng khách hàng mình muốn hướng tới thì sẽ có những chi phí khác nhau.
Đọc qua 2 hình thức này thì bạn cũng phần nào biết được đầu tư vào đâu sẽ tốn chi phí nhiều hơn rồi đúng không? Dưới đây là một chi phí cơ bản khi mình mở 1 quán cà phê. Hiện tại mình đang ở Nha Trang, quán mình mở ở vùng ngoại ô cách trung tâm Nha Trang khoảng 20km và mình nhượng quyền thương hiệu cà phê của Trung Nguyên.
MẶT BẰNG
Thuê đất để xây dựng lên : 3.000.000đ/tháng- Thuê 6 năm: 6x12x3.000.000 = 216.000.000
Tiền xây dựng mặt bằng và hoàn thiện: 350.000.000
(Trung bình là 1 tháng tiền thuê mặt bằng là 8.000.000/tháng)
THƯƠNG HIỆU
Tiền nhượng quyền và tiền cọc (máy xay, máy pha, quầy pha chế, hộp đèn,…) : 140.000.000
Đơn hàng nguyên liệu đầu tiên ( do nhượng quyền thì phải đi chung: ): 15.000.000
BÀN GHẾ
Đồ gỗ sắm mới hoàn toàn: 50.000.000 (lý do tìm hàng thanh lý ko hợp ý, với lại tự suy nghĩ mình đã mua cà phê thương hiệu không thể đồ nhựa)
ĐỒ GIA DỤNG: 30.000.000
(Tủ mát, máy lạnh, máy quạt, máy xay sinh tố, Bình nấu nước, ly tách…) mình hơi sang tí, mua đồ mới khá nhiều
DÙ CHE NẮNG: 5.000.000
(vừa hàng thanh lý vừa hàng mới: 2 cây dù lớn và 3 dù nhỏ)
DECOR QUÁN: 10.000.000
(cỏ, cây, hoa, lá nếu bạn nào chơi cây thật thì sẽ biết giá một cây xanh không hề rẻ, cộng với quán mình mở trên đất trống nên chi phí trồng cây mới khá nhiều, tận dụng xin từ gia đình nhưng vẫn khá tốn kém).
Cái này mới chỉ là phần cứng sơ sơ cho 1 cái quán cà phê cũng đã tốn rất nhiều tiền rồi. Ngoài ra để quán có thể hoạt động được thì bạn cần có giấy phép kinh doanh, chi phí marketing, tiền nhân viên, điện nước…
Nhiều người sẽ nói, mình có làm quá hay không? Chi phí gì mà nhiều vậy, tôi mở quán chỉ 200 -300 triệu thôi chẳng hạn. Nếu bạn muốn biết chi phí như thế nào thì phải tính toán thật chi tiết nha, rồi tính khoản nào cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Mở quán cà phê vào giai đoạn này có phù hợp không? ( Hậu Covid)
Hiện tại do ảnh hưởng nặng nề của dịch covid, nên số lượng quán cà phê không thể gồng nổi, thanh lý và trả mặt bằng khá nhiều. Giai đoạn này bạn sẽ mua lại các trang thiết bị sẽ được giá tốt hơn. Hoặc là mặt bằng bạn thuê sẽ rẻ hơn.
Tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro: khả năng quay lại của dịch và nhà nước buộc phải quay trở lại tình trạng giãn cách thì công việc kinh doanh lại gặp nhiều khó khăn. Do đó bạn phải có chính sách hoạt động phù hợp với điều kiện, hoặc bây giờ bạn mua giá tốt, rồi chờ thêm một thời gian nữa chẳng hạn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chính bản thân mình, mặc dù công việc kinh doanh bị hạn chế do ảnh hưởng của dịch nhưng quán mình vẫn tồn tại được chính là bản thân mình có thêm một công việc nữa. Cái thứ hai chính tiền mặt bằng mình đã chi ra ban đầu khá nhiều.
Một lời khuyên chân thành hãy duy trì công việc chính của mình song song với việc kinh doanh quán có thể sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian hoặc bạn có thêm 1 nguồn thu nhập thụ động nữa để đảm bảo duy trì cuộc sống của bạn hoặc gia đình thì bạn mới yên tâm phát huy hết hiệu quả làm việc. Và hãy thủ cho mình 1 chiếc thẻ tín dụng nhá.
Vậy bạn đã trả lời được câu hỏi ” Có nên kinh doanh F&B không” hay chưa? Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình!!!
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề kinh doanh:
Cách vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững
Cách xây dựng hệ thống bán hàng online hiệu quả và hoàn toàn tự động
Kinh doanh AirBnB là gì? Cách kinh doanh AirBnB không cần sở hữu nhà
Hướng dẫn học kinh doanh bất động sản với số vốn dưới 1 triệu đồng?