Thay đổi cách thuyết phục

85 / 100

Giao tiếp có tốt hay không chính là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công trong xã hội, nhất là ở môi trường công sở. Vậy bạn đã biết cách thức giúp bạn thay đổi cách thuyết phục hay chưa? Cách loại bỏ những áp lực ra khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng chưa?

Thay đổi cách thuyết phục

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng muốn có thu nhập cao, nhưng trong một môi trường làm việc nhiều sự canh tranh thì làm sao để những công việc, dự án của mình được các cấp lãnh đạo công ty quan tâm, thực hiện, khi công việc tốt thì tài chính sẽ tốt đúng không các bạn. Vậy có cách nào để dễ dàng thu hút các cấp lãnh đạo không? Chìa khóa nằm chính là giao tiếp, cách trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng nhất, để mọi người có thể hiểu, và ra quyết định tốt nhất cho mình.

Theo khảo sát của tạp chí Harvard Business Review trong 2 năm ở hơn 1.600 nhà lãnh đạo trên nhiều ngành nghề thì cách ra quyết định của các lãnh đạo thường theo 5 phong cách. Vậy bạn có muốn biết phong cách ra quyết định của lãnh đạo để là gì không? Bài viết này mình cùng điểm qua nhé.

Các nhà lãnh đạo thường sở hữu 5 phong cách ra quyết định:

Người lôi cuốn

Đây là người ban đầu có thể hồ hởi với một ý tưởng hoặc đề xuất mới, nhưng khi ra quyết định cuối cùng lại dựa trên một lượng thông tin cân bằng. Mặc dù, họ vô cùng quan tâm với một ý tưởng mới, nhưng bạn sẽ khó làm có được cam kết cuối cùng từ họ. Bởi họ đã nhiều kinh nghiệm cụ thể là từ những quyết định tồi trước đó, nên họ cần đòi hỏi một lượng thông tin từ thực tế. Khi họ tìm kiếm sự thật để hỗ trợ cho cảm xúc và khi không tìm được dữ liệu ấy, họ sẽ nhanh chóng mất đi nhiệt tình với ý tưởng ban đầu.

Khi bạn thuyết phục một người như vậy bạn cần phải chống lại ham muốn hòa vào sự phấn khích ban đầu của họ. Bạn có thể khơi gợi sự hứng thú của họ bằng cách nên chuẩn bị những hạng mục mà họ sẽ đón nhận với sự nhiệt tình, đồng thời thảo luận những thách thức đối với từng phần, điều đó sẽ giúp đề xuất của bạn với thực tế và tăng cường lòng tin cũng như tín nhiệm của họ đối với bạn.

Bạn cũng cần giữ cho cuộc thảo luận tập trung vào kết quả, lập luận đơn giản và thẳng thắn. Đồng thời nên sử dụng công cụ trực quan để nhấn mạnh những tính năng, lợi ích của đề xuất.

Hơn nữa, bạn cũng nên trung thực và thẳng thắn về những rủi ro khi đề xuất được chấp thuận, đồng thời đề ra những biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro. Nếu cố gắng che đậy bất kỳ yếu tố tiêu cực tiềm ẩn nào, khi người lôi cuốn sẽ phát hiện ra thì bạn không có mặt ở để xử lý kịp thời những mối bận tậm của họ ấy.

Người cả nghĩ

“Người cả nghĩ là người khó ra quyết định nhất, do đó cũng là đối tượng khó thuyết phục nhất.”

 Họ thường thể hiện những quan điểm trái ngược trong một cuộc họp và thận trọng xem xét mọi phương án trước khi ra quyết định. Người cả nghĩ thường được mô tả là duy lý, thông minh, logic và hàn lâm. Điển hình họ là những người ham đọc và rất chọn lọc ngôn từ.

Họ ấn tượng với những lập luận mang tính định lượng và có dữ liệu bổ trợ, không rành về kỹ năng xã hội và họ có khuynh hướng bảo vệ cảm xúc của mình. Họ có 2 khao khác bản năng mạnh mẽ trong kinh doanh: lường trước thay đổi và chiến thắng. Họ thường hãnh diện về bản thân vì khả năng tư duy sâu sắc cũng như giỏi chiến thuật hơn khi canh tranh.

Khi bạn thuyết phục những người này thì cách tốt nhất là bạn nên trao đổi cởi mở những lo lắng và mối bận tâm của mình và đề xuất, vì người cả nghĩ sẽ xử lý tốt nhất khi họ nắm được rủi ro từ sớm.

Thông thường họ sẽ đặt hàng loạt câu hỏi để khám phá và thấu hiểu mọi rủi ro gắn với một phương án. Người cả nghĩ có thể dao động nếu các lập luận và phần trình bày lôi cuốn sự hiểu biết của họ một cách trực tiếp. Thú vị ở chỗ, quá trình tư duy của họ rất chọn lọc, nhưng không phải lúc nào cũng hoàn toàn theo phương pháp.

Người cả nghĩ không bao giờ quên một trải nghiệm tồi tệ, nên bạn cần đảm bảo những đề xuất gởi đến họ phải thực sự là phương án tốt nhất. Dù sao đi nữa, cuối cùng, người cả nghĩ sẽ nhận ra liệu một phương pháp nào đó có thực sự tốt nhất hay không, nên tốt hơn hết bạn hãy kiềm chế đừng rút ra kết luận thay họ. Nếu không, nguy cơ bạn sẽ bị nhìn nhận là nhiệt tình thái quá và nhiều khả năng là không đáng tin.

Chiến thuật hiệu quả nhất để thuyết phục người cả nghĩ là cho họ một khoảng thời gian dư dả để tự đi đến kết luận.

Thay đổi cách thuyết phục

Người hoài nghi

Người hoài nghi luôn nghi vấn bất kỳ dữ liệu nào, đặc biệt là thông tin ngược lại cách nhìn nhận của họ, và ra quyết địn dựa trên cảm tính. Họ đòi hỏi cả thời gian lẫn năng lượng của bạn, tranh cãi với bạn mỗi khi có cơ hội. Người hoài nghi cũng đặt ra một loạt câu hỏi, và không mang tính cá nhân, nhưng đối với họ thì có. Đừng để chúng ảnh hưởng đến bạn, hãy cứ bình tĩnh đi hết phần trình bày một cách hợp lý.

Cách tốt nhất biết mình đang đứng trước một người hoài nghi thông qua cá tính mạnh của họ. 

Để thuyết phục người hoài nhi, bạn cần xây dựng càng nhiều sự tin tưởng càng tốt. Người hoài nghi thường tin tưởng những người giống họ (chẳng hạn những người học cùng đại học hay là cùng công ty). Nếu chưa tạo được uy tín với người hoài nhi, bạn phải tìm cách có được uy tín đó, từ người khác hoặc từ cuộc họp bằng cách được ai đó mà họ tin tưởng chứng thực.

Uy tín là yếu tố có thể chuyển giao cũng như là cách thức mà bạn phải giành và có thể bạn phải trải qua một quá trình gắt gao mới tạo dựng được nó. Tuy việc thuyết phục người hoài nghi nghe có vẻ mệt mỏi, nhưng quy trình này thực ra rất minh bạch. Người hoài nghi muốn xúc tiến những ý tưởng đột phá, nhưng trước tiên, họ cần đảm bảo các ý tưởng đó phải xuất phát trừ những người họ hoàn toàn tin tưởng. Và người hoài nghi thường ra quyết định nhanh, chỉ trong vài ngày.

Người theo gót

Là người ra quyết định dựa trên việc các giám đốc có uy tín khác (hoặc chính bản thân họ) ra những quyết định tương tự như thế trước đây. Người theo gót vì sợ lựa chọn sai lầm nên hiếm khi hành động sớm, Thay vào đó, họ tin tưởng vào những tên tuổi hoặc thỏa thuận mà nhiều người biết đến, vì cho rủi ro thấp.

Thay đổi cách thuyết phục

Họ cũng rất giỏi nhìn thế giới qua con mắt của người khác nhưng bất chấp sự thận trọng của họ, điều thú vị là người theo goét nhiều khi cũng có thể tự phát. Tuy vậy, xét cho cùng, họ là những người ra quyết định đẩy trách nhiệm, bạn cũng dễ dàng thấy họ thường hiện diện trong các tập đoàn lớn.

Tuy người theo gót thường thuộc loại khó nhận diện nhất nhưng lại dễ bị thuyết bị nhất. Nếu bạn biết “gãi đúng chỗ ngứa” để chiếm được lòng tin của người người theo gót, bạn có thể khiến họ cảm thấy tự tin khi ra quyết định hành động theo hướng nào đó bằng cách chứng minh rằng người khác đã thành công theo đường lối ấy.

Đối với người theo gót thì đừng cố tự thuyết phục mình trừ khi bạn có thành tích vững chắc trong quá khứ. Thay vào đó hãy tìm hiểu những quyết định trước đây của người theo gót ủng hộ quan điểm đó hoặc tìm kiếm những quyết định tương tự của các giám đốc mà người theo gót tin tưởng.

Lý tưởng nhất, người theo gót mong muốn các giải pháp cách tân nhưng phải chứng minh, mới phải đáng tin cậy, tân tiến, nhưng cũng phải an toàn. Nhưng xét cho cùng điều người theo gót cần nhất là hiểu rằng họ sẽ không mất việc.

Người kiểm soát

Họ được mô tả là logic, lãnh đạm, hiểu biết, xem trọng chi tiết, chính xác, có óc phân tích và khách quan. Trong suy nghĩ của họ, thì họ là người bán hàng giỏi nhất, chuyên gia marketing giỏi nhất và chiến lược gia giỏi nhất,

Nên họ chỉ tập trung vào dữ liệu thực tế và phân tích để đưa ra quyết định, bắt nguồn từ nỗi lo sợ và sự không chắc chắn của chính họ. 

Khi đối phó với người kiểm soát, bạn cần vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu của họ, mặc dù họ vờ như mình không sợ. Thực ra họ đang che đậy nó bằng cách dành sự chú ý nhiều đến bất thường cho những chi tiết khó hiểu trong quá trình và phương pháp.

Đối với người kiểm soát giống như trò chơi” mèo đuổi chuột” bạn sẽ luôn chạy theo thông tin nào đó mà họ yêu cầu. Để thuyết phục người kiểm soát, lập luận của bạn phải có hệ thống, đúng hướng và đáng tin cậy, chi tiết.

Trên thực tế, cách duy nhát để thuyết phục người kiểm soát tin vào một ý tưởng là đừng có thuyết phục, Thay vào đó hãy để họ chọn tin. Việc tốt nhất bạn làm được là cung cấp những thông tin họ cần và hy vọng họ sẽ tự thuyết phục bản thân.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp 5 phong cách ra quyết định của các lãnh đạo. Vậy lãnh đạo của bạn theo phong cách nào? Bạn đã biết cách thay đổi cách thuyết phục chưa? Và bạn đã biết cách loại bỏ những áp lực ra khỏi những cuộc trò chuyện căng thẳng khi cố gắng thuyết phục cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên của mình chưa?

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảy quy tắc để thực thi chiến lược kinh doanh thành công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *