3 lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

82 / 100

Là chủ của một quán cà phê là điều mơ ước của rất nhiều bạn trẻ, trong đó có tôi. Bởi vì quá chán cảnh đi làm thuê cho người khác, thì tôi tự lập nghiệp. Tôi đã tự xây dựng ước mơ cho bản thân, bằng cách lấy hết tiền tiết kiệm, và vay thêm ngân hàng để tự mở cho mình một quán cà phê nho nhỏ. Nhưng đời không giống như trong mơ các bạn ạ, tôi đã thất bại và phải đóng của quán sau 1 năm. Có rất nhiều lý do để cho việc kinh doanh thất bại, nhưng đối với tôi thì dưới đây là 3 lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

Ví trí

Vị trí chính là một yếu tố lớn nhất quyết định tới sự thành công của việc kinh doanh, và tôi đã bỏ qua điều này. Bởi tôi đã rất tự tin khi nhượng quyền thương hiệu của Trung Nguyên E-coffee, và tin chắc chắn là mình sẽ thành công bởi đây là thương hiệu lớn, chất lượng sản phẩm ổn định và đã có tiếng trên thị trường, ngoài ra còn được hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên Trung Nguyên để giúp quán vận hành tốt nhất có thể. 

lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

Tôi mở một quán cà phê trong một khu vực dân cư khá mới, phía trước có khá nhiều cửa hàng, xưởng sản xuất và các cơ quan hành chính nhà nước. Và tôi nghĩ đây sẽ là một khu vực khá tốt để kinh doanh. Nghĩ nếu khách hàng không thể tới cửa hàng để uống thì mình có thể bán theo kiểu mang đi. Nhưng tất cả đã sai rồi các bạn ạ.

Ở cái khu vực mà mình chọn cách xa trung tâm Nha Trang khoảng 20km, thì người dân lại không có khái niệm Grab Food hoặc Now để đặt nước, khách hàng chỉ tới cửa hàng để uống, nhưng vì quán tôi lại gần cơ sở lại việc, nên cũng là điểm hạn chế. Bởi không một nhân viên nào dám sử dụng giờ nhà nước để đi cà phê tại một nơi gần chỗ mình làm.

Sai lầm tiếp theo, chính là vị trí quán của tôi không nằm trên trục đường đi, nên cũng hạn chế khách hàng vãng lai, để họ có thể thốt lên ” Ồ ở đây có 1 quán cà phê Trung Nguyên” đúng là quá sai phải không các bạn?

Các bạn có biết đến McDonald’s không? Một thương hiệu thức ăn nhanh số 1 trên thế giới. Nhà sáng lập Ray Kroc của McDonald’s đã nói ” tôi không kinh doanh hamberger, mà kinh doanh bất động sản”. Sự thành công và mở rộng nhanh chóng của những chuỗi đồ ăn nhanh như Mc Donald’s nằm ở địa điểm. Nói một cách đơn giản, yếu tố đảm bảo cho sự thành công vượt bậc và bền vững của đế chế này chính là việc kinh doanh bất động sản. 

Và bây giờ bạn có thể nhìn lại có thể thấy các cửa hàng thương hiệu lớn đều nằm ở trung tâm thành phố, những vị trí đắc địa, 2 mặt tiền, nơi mà mọi người dễ dàng nhìn thấy, tiện đường di chuyển. 

Xác định sai đối tượng khách hàng

Sai lầm tiếp theo của tôi chính là xác định sai phân khúc khách hàng. Có lẽ thương hiệu cà phê mà tôi chọn không phù hợp với phân khúc khách hàng tại vị trí kinh doanh. Như tôi đã phân tích ở trên, khu vực của tôi khá nhiều cửa hàng và xưởng và cũng rất nhiều quán cà phê cóc.

lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

Có thể nhiều lý do để khách hàng chọn quán cóc, có thể là vì rẻ, phù hợp với túi tiền của những khách hàng lao động tay chân, hoặc tiện có thể họ nghỉ ngơi 5-10 phút gì đó, ra quán cóc gần chỗ mình làm việc sẽ tiện hơn rất nhiều vào một quán cà phê…

Trong khi quán của tôi lại hướng tới phân khúc khách hàng dân văn phòng, nhân viên hành chính, những người lao động tri thức cần cà phê để tĩnh táo. Đây cũng là một sai lầm dẫn đến thất bại trong kinh doanh.

Giá cả sản phẩm

Nguyên nhân tiếp theo chính là giá thành sản phẩm cao hơn mặt bằng chung.  Khi bạn nhượng quyền thương hiệu, thì bạn sẽ bán sản phẩm theo giá của công ty quy định. Mặc dù, mức giá này đã được niêm yết theo khu vực nhưng vẫn cao hơn so với xung quanh.

lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

Bạn có thể nói tại sao tôi không giảm giá xuống bằng với các quán khác. Bởi nguồn cà phê tôi sử dụng đúng của thương hiệu nhượng quyền, giá cà phê sẽ cao hơn so với khi bạn mua ở một cơ sở cá nhân nào đó.

Khi bạn sử dụng thương hiệu của người khác để kinh doanh thì bạn sẽ có những ràng buộc theo quy định của họ, để đảm bảo chất lượng ổn định nhất. 

Nói tới đây, không phải là quán tôi không có khách hàng. Quán tôi vẫn có khách hàng trung thành vì chất lượng cà phê, và không gian phù hợp với một số đối tượng khách hàng. Nhưng dưới sự tác động của đại dịch Covid- 19 khiến cho nó càng thiệt hại nặng nề hơn và phải đóng cửa. 

Tóm lại, tôi có thể nói đây là một vụ làm ăn thất bại về cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi đã từng đọc một số bài chia sẻ kinh nghiệm làm quán như thế này: bạn phải tự mình chà nhà vệ sinh, làm việc liên tục không có giờ nghỉ, không biết cuối tuần là gì… thì hãy mở quán cà phê. Đúng là tôi đã chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần nhưng những gì tôi trải qua nó đã vắt kiệt sức lực của tôi và thêm 1 điều nữa tôi muốn chia sẻ đó là phải có đủ tiền để bù lỗ.

Giải pháp nào dành cho các chủ quán cà phê

Nếu bạn đang có ý định mở quá cà phê thì đầu tiên bạn phải chuẩn bị tinh thần trước nhé. Và đọc bài viết này để chuẩn bị thật tốt  Có nên kinh doanh F&B không? Kinh doanh F&B là gì và những điều cần biết.

Nếu bạn đã mở quán rồi mà thất bại giống như tôi thì hãy tận dụng cơ sở làm ăn đó để chuyển hướng sang kinh doanh một lĩnh vực khác. Và đây là cách của mình đang chuyển hướng: Làm cách nào mua bất động sản mà không cần vốn? Theo bản thân tôi, chỉ có kinh doanh bất động sản mới giúp bạn ngủ ngon được thôi.

Và cuối cùng, bạn vẫn theo đuổi con đường kinh doanh thì tôi nghĩ đây là một khóa học online phù hợp cho bạn, chủ doanh nghiệp.

lý do khiến tôi thất bại trong kinh doanh quán cà phê

Kết Luận

Tôi biết có nhiều lý do khiến tôi thất bại trong việc kinh doanh quán cà phê chứ không phải 3 như đã kể ở trên. Có thể kể thêm chẳng hạn như  không giữ được chân khách hàng để họ tiếp tục quay lại quán của mình chẳng hạn. Nhưng tổng kết lại 3 lý do trên vẫn là chủ yếu nhất. 

Tôi biết không phải ai cũng may mắn thành công ngay lần khởi nghiệp đầu tiên. Những bài học mà mình rút ra từ lần thất bại này sẽ giúp ta trưởng thành hơn cho những lần kinh doanh sau bởi thất bại là mẹ của thành công. Và tôi sẽ tiếp tục quay trở lại việc kinh doanh này, bởi đây là mơ ước của bản thân. Vậy còn bạn thì sao?

Khi bạn nhận ra lý do vì sao thất bại bạn có dám làm lại hay không? 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *