Khu kinh tế Vân Phong, động lực phát triển mới trong thế kỷ 21
Trong những năm tới, Vân Phong sẽ trở thành vùng động lực phát triển mới của tỉnh Khánh Hòa và toàn khu vực Nam Trung Bộ. Chính vì vậy, việc đầu tư vào bất động sản tại Khu kinh tế Vân Phong trong thời điểm hiện nay là hết sức tiềm năng và hứa hẹn khả năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư khi thị trường trở nên sôi động.
Tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy
Nửa cuối năm 2018, cùng với việc Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt bị tạm dừng không thời hạn, Đề án thành lập Đặc khu Bắc Vân Phong – tỉnh Khánh Hòa cũng phải dừng lại. Đây cũng là thời điểm mà bong bóng bất động sản trong khu vực này bị xì hơi sau khoảng thời gian tăng giá phi mã.
Tuy đặc khu không được thành lập nhưng định hướng về việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành vùng động lực phát triển mới của tỉnh Khánh Hòa và toàn khu vực Nam Trung Bộ vẫn đang tiếp tục được tỉnh Khánh Hòa tập trung triển khai.
Nhìn lại giai đoạn 2016 – 2020, Vân Phong đã thu hút mới được 42 dự án, điều chỉnh tăng vốn 14 dự án, trong đó có nhiều dự án vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn hơn 66 ngàn tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra tối thiểu đạt 50.000 tỷ đồng; vốn giải ngân đạt 18.274 tỷ đồng, đạt 45,7% so với mục tiêu đề ra là tối thiểu đạt 40.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 6.251 lao động. Khu kinh tế Vân Phong đã đóng góp cho ngân sách 20.950 tỷ đồng, chiếm 26,6%; giá trị công nghiệp – xây dựng chiếm 32,9% của toàn tỉnh Khánh Hòa.
Rõ ràng những kết quả trên hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng của Khu kinh tế Vân Phong. Trong đó một số bất cập, hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của Khu kinh tế như: Tiến độ triển khai các dự án có tính động lực bị chậm; cơ chế, chính sách đầu tư còn hạn chế, chưa rõ ràng; việc huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; năng lực tài chính của một số nhà đầu tư còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan như quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch còn bất cập; thủ tục hành chính mất nhiều thời gian; các quy hoạch chuyên ngành triển khai thiếu đồng bộ với quy hoạch chung xây dựng của Khu kinh tế Vân Phong đã được Thủ tướng phê duyệt. Do Vân Phong nằm ngoài nhóm 08 khu kinh tế ven biển ưu tiên tập trung đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 nên vốn đầu tư hạ tầng cho Khu kinh tế rất thấp.
Mục tiêu phát triển Khu kinh tế Vân Phong
Với định hướng xây dựng Khu kinh tế Vân Phong trở thành khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ, ngày 11/01/2021, Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về phát triển Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021 – 2025 với những mục tiêu cụ thể gồm:
Thứ nhất, phát triển Bắc Vân Phong thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, tạo đột phá cho tỉnh Khánh Hòa và khu vực với các cơ chế, chính sách đặc thù trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về du lịch, cảng trung chuyển quốc tế gắn với dịch vụ logistics, thương mại, khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao.
Thứ hai, phát triển Nam Vân Phong thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp năng lượng, đóng tàu, cảng biển, dịch vụ vận tải biển, các ngành công nghiệp phụ trợ và các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch tạo động lực phát triển cho tỉnh.
Thứ ba, tập trung thu hút vốn đầu tư vào Khu kinh tế tối thiểu đạt 150.000 tỷ đồng, vốn giải ngân tối thiểu đạt 75.000 tỷ đồng. Đóng góp ngân sách chiếm 30 – 40%, giá trị công nghiệp – xây dựng chiếm 40% của toàn tỉnh Khánh Hòa; giải quyết việc làm cho 10.000 lao động.
Những mục tiêu nêu trên chính là tiền đề để chúng ta có thể kỳ vọng về một thị trường bất động sản Vân Phong tăng trưởng bền vững, đem lại lợi nhuận cao trong thời gian tới.
Các nhiệm vụ
Điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong Khu kinh tế để thực hiện công tác kêu gọi đầu tư.
Xây dựng và trình Trung ương phê duyệt Đề án cơ chế chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong; đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung Khu kinh tế Vân Phong vào nhóm khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư.
Đối với Nam Vân Phong: Tập trung thu hút đầu tư các dự án công nghiệp lớn có tính động lực, sử dụng công nghệ cao, hiện đại như các dự án điện khí, phát triển khu công nghiệp Ninh Hải và Ninh Tịnh, khu công nghiệp Dốc Đá Trắng. Đẩy nhanh tiến độ và đưa vào hoạt động các dự án lớn như Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Khu công nghiệp Ninh Thủy.
Đối với Bắc Vân Phong: Tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, nhất là các dự án thương mại, dịch vụ du lịch, cảng biển và logistics theo quy hoạch chung xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quan trọng như: Các dự án giao thông, cấp điện, cấp nước; dự án xử lý chất thải… đảm bảo đáp ứng yêu cầu thu hút các dự án đầu tư lớn, mang tính động lực đầu tư vào Khu kinh tế. Thu hút các dự án phát triển đô thị phục vụ dân sinh, phù hợp với tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp, cảng biển tại Nam Vân Phong.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo tư duy hướng tới nền hành chính phục vụ, với mục tiêu giảm tối đa thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến đầu tư kinh doanh tại Khu kinh tế Vân Phong và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chuẩn bị quỹ đất sạch để bàn giao cho nhà đầu tư, bảo đảm tiến độ triển khai các dự án trong khu kinh tế.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, trong đó chú trọng thu hút các dự án công nghiệp xanh để phát triển bền vững.
Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ các dự án đầu tư tại Khu kinh tế, trong đó tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân lực cho các ngành công nghệ cao.
Các giải pháp chủ yếu
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, sớm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở cho việc triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư phát triển Khu kinh tế trong giai đoạn mới.
Hoàn thiện Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế Vân Phong để trình cấp thẩm quyền thông qua, tạo cơ sở cho việc triển khai và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển của Khu kinh tế Vân Phong. Triển khai xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xác định các ngành, lĩnh vực phù hợp, bám sát nhu cầu thực tế và lợi thế so sánh của khu kinh tế.
Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp, các đối tác, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới hoặc thông qua các cơ quan ngoại giao để tổ chức xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vào khu kinh tế.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục đầu tư xây dựng để triển khai dự án kịp thời và hiệu quả. Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, tiếp nhận ý kiến phản ánh khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và giải quyết kịp thời; tăng cường niềm tin và cải thiện môi trường đầu tư của Khu kinh tế.
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư công trình hạ tầng thiết yếu, quan trọng, trong đó ưu tiên các dự án giao thông trục chính trong Khu kinh tế. Huy động vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các dự án khu dân cư đô thị, khu nhà ở cho công nhân, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác. Khuyến khích xã hội hóa nguồn kinh phí lập quy hoạch cho khu kinh tế.
Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung Khu kinh tế Vân Phong vào danh sách các khu kinh tế ven biển được ưu tiên tập trung đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025.
Hoàn thiện thể chế, nhất là những quy định liên quan đến công tác kiểm soát, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, xã hội hóa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiến nghị cắt giảm, bãi bỏ những thủ tục, điều kiện kinh doanh không cần thiết. Thực hiện đầy đủ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, cụ thể các quy định về thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Chuẩn bị quỹ đất sạch để kịp thời bàn giao mặt bằng cho các dự án có quy mô lớn, mang tính động lực của Khu kinh tế. Tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch trong khu kinh tế; phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật.
Thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Vân Phong, trong đó tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân lực cho các ngành công nghệ cao. Thực hiện đào tạo nghề theo địa chỉ và các loại hình đào tạo nghề mà doanh nghiệp cần. Khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên tiếp nhận và đào tạo lao động tại chỗ để giải quyết việc làm cho lao động của các hộ gia đình bị ảnh hưởng tại khu vực đầu tư dự án.
Với những cơ chế, chính sách thông thoáng, sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa, trong tương lai gần, Khu kinh tế Vân Phong hứa hẹn sẽ trở thành một Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực và là trọng điểm kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ và của cả nước. Đây chính là lý do mà việc đầu tư vào bất động sản Vân Phong hiện nay là một sự lựa chọn sáng suốt và đầy tiềm năng.
Nếu bạn muốn đầu tư tại Vân Phong, hãy liên hệ qua số điện thoại : 0374573150- Mrs Thoa
Xem thêm: Hướng dẫn học kinh doanh bất động sản với số vốn dưới 1 triệu đồng?