Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tài chính được xem là hệ thống tuần hoàn cho doanh nghiệp của bạn. Quản trị tài chính là công việc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện để doanh nghiệp được vận hành một cách trơn tru và có hiệu quả nhất. Và khi bạn lập được kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp cũng chính là lúc bạn đưa ra quyết định kinh doanh. Ở bài viết này mình tập trung vào tài chính ngắn hạn, và cách lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để lập kế hoạch tài chính ngắn hạn thì bạn cần hiểu về nó.
Vậy tài chính ngắn hạn là gì?
Tài chính ngắn hạn sẽ chủ yếu liên quan đến các quyết định có ảnh hưởng đến tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Hoặc có thể gọi quản lý tài chính ngắn hạn là quản lý tài chính vốn luân chuyển. Điểm khác biệt nhất giữa tài chính chính ngắn hạn và tài chính dài hạn là ở thời gian của dòng tiền. Các quyết định về tài chính ngắn hạn thường liên quan đến các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong khoảng thời gian dưới 1 năm.
Ví du: Các quyết định tài chính ngắn hạn của một công công ty như mua nguyên liệu, trả tiền mặt bằng và dự kiến bán sản phẩm trong vòng 1 năm để lấy tiền mặt.
Khi bạn làm chủ một doanh nghiệp, thì các kế hoạch tài chính sau đây sẽ thuộc về chủ đề tài chính ngắn hạn:
- Mức độ doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt để thanh toán các hóa đơn bao nhiêu là hợp lý?
- Trong ngắn hạn công ty của bạn nên vay mượn bao nhiêu?
- Mở rộng tín dụng cho khách hàng bao nhiêu là hợp lý?
Tại sao, bạn phải trả lời những câu hỏi ở trên? Vì doanh nghiệp bạn không thể tồn tại nếu không có tiền, và bạn là chủ hoặc người quản lý mà không kiểm soát được dòng tiền thì là sao gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cách lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp
Trước khi lập được kế hoạch tài chính thì bạn cần biết các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến các quyết định tài chính ngắn hạn đó là : Các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của công ty, và các chính sách tài chính ngắn hạn khác.
Tiền mặt và vốn luân chuyển ròng
Khi lập một kế hoạch tài chính ngắn hạn thì bạn cần mô tả các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp mình và những tác động của chúng đến dòng tiền mặt và vốn luân chuyển. Tiền mặt và vốn luân chuyển ròng là gì? Tại sao phải theo dõi chúng?
- Tài sản lưu động là tiền mặt và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm.
Bạn nên đưa các tài sản này vào bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản của chúng. 4 khoản mục quan trọng nhất trong phần tài sản lưu động: tiền và các khoản tương đương tiền; chứng khoán khả nhượng, các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Sau khi xác đinh được được tài sản lưu động, thì điểm tiếp theo bạn phải xác định là nợ ngắn hạn.
- Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ nợ phải được thanh toán bằng tiền mặt trong vòng 1 năm (hoặc trong một chu kỳ kinh doanh nếu nó dài hơn 1 năm). 3 Hạng mục sau được xem là nợ ngắn hạn gồm: khoản phải trả, chi phí phải trả ( bao gồm cả tiền lương tích lũy và thuế), thương phiếu phải trả nợ.
Để theo dõi những thay đổi về dòng tiền mặt, bạn nên tách biệt khoản mục tiền mặt, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và các quyết định tài chính đến tiền mặt của doanh nghiệp. Bạn luôn nhớ công thức cân đối kế toán doanh nghiệp của bạn như sau:
Vốn luân chuyển ròng + Tài sản cố định = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Vốn luân chuyển ròng = ( tiền mặt + tài sản lưu động khác ) – nợ ngắn hạn
Thì ta sẽ có được:
Tiền mặt = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu + Nợ ngắn hạn – Tài sản lưu động khác tiền mặt – Tài sản cố định
Khi bạn khái quát được nguồn tài chính cho doanh nghiệp rồi thì bạn sẽ dễ dàng nắm được các hoạt động làm tăng và giảm tiền mặt cho doanh nghiệp của mình. Một số hành động dưới đây sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn:
Các hoạt động làm tăng tiền mặt:
- Tăng nợ dài hạn (vay dài hạn)
- Tăng vốn cổ phần ( phát hành cổ phiếu)
- Tăng nợ ngắn hạn ( nhận khoản vay 90 ngày)
- Giảm tài sản lưu động khác tiền mặt (bán một số hàng tồn kho lấy tiền mặt)
- Giảm tài sản cố định ( bán một số tài sản)
Các hoạt động làm giảm tiền mặt:
- Giảm nợ dài hạn ( trả nợ dài hạn)
- Giảm vốn chủ sở hữu ( mua lại cổ phiếu)
- Giảm nợ ngắn hạn ( trả khoản vay 90 ngày)
- Tăng tài sản lưu động khác biệt mặt ( mua một số hàng tồn kho bằng tiền mặt)
- Tăng tài sản cố định ( mua một số tài sản)
Cả 2 trường hợp mình đưa ra ở trên đều làm phát sinh dòng tiền vào doanh nghiệp, khi bạn nắm bắt được các yếu tố cơ bản trên thì bạn dễ dàng quản lý được tài chính cho doanh nghiệp của bạn, dễ dàng ra quyết định kinh doanh.
Chu kỳ hoạt động kinh doanh và tiền mặt
Mối quan tâm tiếp theo khi lập kế hoach tài chính ngắn hạn là hoạt động kinh doanh và nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp của mình.
Chu kỳ kinh doanh là gì? Đây là khoản thời gian tính từ khi bạn thực sự phải thanh toán cho hàng tồn kho cho đến khi thu hồi tiền mặt từ bán hàng.
Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi tiền mặt được chi ra đến khi thu hồi lại tiền mặt.
Để dễ dàng hiểu về nó, thì mình sẽ mô tả một ví dụ.
Ví dụ về một doanh nghiệp sản xuất, thì các hoạt động ngắn hạn này bao gồm chuỗi các sự kiện và các quyết định sau:
Sự kiện | Quyết định |
1. Mua nguyên liệu | 1. Đặt hàng bao nhiêu |
2. Thanh toán bằng tiền mặt | 2. Đi vay hay thanh toán bằng tiền mặt hiện có |
3. Sản xuất sản phẩm | 3. Lựa chọn công nghệ sản xuất |
4. Bán sản phẩm | 4. Có nên mở rộng tín dụng cho một khách hàng cụ thể hay không |
5. Thu tiền mặt | 5. Làm cách nào để thu hồi nợ |
Tất cả hoạt động trên đều tạo ra các dòng tiền vào và dòng tiền ra cho doanh nghiệp này. Tuy nhiên, những dòng tiền này vừa không đồng bộ và không chắc chắn. Tại sao lại nói chúng như vậy?
Không đồng bộ vì việc thanh toán tiền mua nguyên vật liệu không xảy ra cùng lúc với việc nhận tiền mặt từ bán các sản phẩm. Chúng không chắc chắn bởi vì không thể dự đoán chính xác doanh thu và chi phí trong tương lai.
Xem thêm:
Khóa học quản trị kinh doanh ngắn hạn tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bảy quy tắc để thực thi chiến lược kinh doanh thành công
5 Áp lực cạnh tranh trong kinh doanh để làm nên chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp
Kết Luận
Trên đây là một số khái niệm cơ bản nhất sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp của mình. Để thành công trong kinh doanh thì ngoài yếu tố may mắn hoặc có duyên với nghề thì kiến thức vẫn là một tiêu chí quan trọng giúp bạn thành công. Muốn tồn tại thì phải có tiền, đó là điều tất yếu.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp hoặc nhà quản lý thì bạn có cần phải lên kế hoạch tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp của mình không?