5 Áp lực cạnh tranh trong kinh doanh để làm nên chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp

82 / 100

Nhiều nhà quản lý hoặc chủ doanh nghiệp thường định nghĩa sự cạnh tranh chỉ là diễn ra giữa các đối thủ hiện thời. Thế nhưng, bạn có biết sự cạnh tranh vì lợi nhuận còn hơn định nghĩa ở trên không? Ngoài các đối thủ kỳ cựu trong ngành thì bạn còn phải đối mặt thêm 4 áp lực cạnh tranh khác, đó là: khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, những đối thủ mới tiềm năng muốn vào thị trường và các sản phẩm thay thế. Vậy bài viết này sẽ cho các bạn biết 5 áp lực cạnh tranh trong kinh doanh.

5 áp lực cạnh tranh trong kinh doanh

Nói chung thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời gian ngắn như : thời tiết và chu kỳ kinh doanh… Việc hiểu các áp lực cạnh tranh và những nguyên nhân tiềm ẩn của chúng sẽ giúp chúng ta xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Khóa học quản trị kinh doanh ngắn hạn tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cách vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển bền vững

5 Áp lực cạnh tranh trong kinh doanh

Nguy cơ thâm nhập

Trong kinh doanh việc các doanh nghiệp mới, các cửa hàng mới thành lập ngày càng nhiều đã không còn quá xa lạ nữa phải không các bạn. Khi các người mới gia nhập vào một thị trường nào đó, họ đều  mang theo một năng lực mới và khát khao chiếm giữ thị phần. Khi đó, họ sẽ đặt áp lực lên giá, chi phí và tỷ lệ đầu tư cần thiết để cạnh tranh với các cửa hàng cũ.

Nhất là, khi các doanh nghiệp mới được thành lập từ những doanh nghiệp đã phát triển trên một lĩnh nào khác và có những thành tựu nhất định, khi đó họ có thể tận dụng năng lực sẵn có và sức mạnh của dòng tiền mặt để khuấy động sự cạnh tranh.

Một ví dụ từ lịch sử mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy: Pepsi từng làm vậy khi tham gia vào ngành nước uống đóng chai. Apple khi họ bắt tay vào việc phân phối âm nhạc.

Bởi vậy nguy cơ gia nhập doanh nghiệp mới sẽ giới hạn tiềm năng lợi nhuận của một ngành. Khi nguy cơ này tăng cao, các cửa hàng hoặc doanh nghiệp cùng lĩnh vực phải giảm giá thành hoặc tăng cường đầu tư để ngăn chặn các đối thủ mới. Chẳng hạn trong ngành cà phê bán lẻ việc ra đời những quán đẹp, sang trọng ngày càng nhiều điều này đồng nghĩa là các cửa hàng cũ cũng phải thay đổi theo không chỉ là hình thức quán và còn chú trọng thêm vào thực đơn để giữ khách hàng. 

Nguy cơ gia nhập của một người mới vào trong một ngành còn phụ thuộc vào độ cao của rào cản gia nhập hiện có và tùy thuộc vào phản ứng từ các tên tuổi kỳ cựu trên thị trường. Nếu rào cản gia nhập thấp và ít có những chiêu trò, trả đũa từ các đối thủ cực đoan thì nguy cơ gia nhập cao và lợi nhuận ngành này sẽ được tiết chế.

Quyền lực của nhà cung cấp

Các nhà cung cấp quyền lực, độc quyền thâu tóm ngày càng nhiều giá trị cho mình bằng cách nâng cao giá thành, giới hạn chất lượng, dịch vụ hoặc tăng phí vận chuyển. Các nhà cung cấp quyền lực có thể khai thác tối đa lợi nhuận từ việc tiếp tục tăng giá thành sản phẩm của họ.

Ví dụ: Microsoft đã giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất máy tính cá nhân bằng cách tăng giá hệ điều hành. Do đó, các nhà sản xuất máy tính cá nhân, đang phải cạnh tranh khốc liệt để giành giật khách hàng, những người tiêu dùng dễ dàng thay đổi sự lựa chọn mua hàng giữa các hãng máy tính, khi một hãng nào đó tăng giá. 

Quyền lực của người mua

Những người mua đối lập với nhà cung cấp quyền lực, họ có thể thâu tóm nhiều giá trị hơn bằng cách buộc các nhà cung cấp phải hạ giá thành, đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ tốt hơn. Từ những yêu cầu của khách hàng đã kích thích các thành viên trong lĩnh vực đó chống lại với nhau, canh tranh với nhau để có lợi nhuận.

Người mua có quyền đàm phán tương đương với các thành viên khác trong ngành, đặc biệt nếu họ nhạy cảm về giá cả, sử dụng quyền lực không chính thức của mình để gây áp lực giảm giá. Cũng giống như nhà cung cấp quyền lực, người mua cũng tồn tại một nhóm khách hàng khác biệt có quyền lực trả giá khác nhau, một nhóm khách hàng có lợi thế đàm phán. Vì sẽ có một số ít người mua hoặc mỗi người mua số lượng lớn tương đương với một nhà bán lẻ.

Nguy cơ của sản phẩm thay thế

Một sản phẩm thay thế thường có cùng chức năng hoặc có chức năng tương tự như một sản phẩm của đã tồn tại trên thị trường nhưng hoạt động theo cách khác. Ví dụ: Họp hội nghị qua video là một các thay thế cho việc di chuyển. Nhựa là chất thay thế cho nhôm. Mail là phương tiên liên lạc thay thế cho thư chuyển phát nhanh.

5 áp lực cạnh tranh trong kinh doanh

Thỉnh thoảng, nguy cơ thay thế thường trực diện hoặc gián tiếp khi một sản phẩm thay thế thế chỗ cho một sản phẩm của ngành mà người mua quan tâm.

Ví dụ: các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc cỏ bị đe dạo khi các khu chung cư ở đô thị thay thế cho nhà đơn ở ngoại ô. Phần mềm bán hàng cho các đại lý bị đe dạo khi các trang web hàng không và trang web du lịch thay thế cho các đại lý du lịch.

Sự thay thế luôn hiện hữu nhưng chúng ta cũng dễ bị bỏ qua bởi chúng có thể xuất hiện dưới dạng rất khác so với sản phẩm của ngành. Khi nguy cơ thay thế ở mức cao, lợi nhuận của ngành đó phải chịu tổn thất. Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành bằng cách áp mức giá trần.

Nếu một ngành mà không tự tạo khoảng cách với sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế bằng tính năng sản phẩm, tiếp thị hoặc các phương pháp khác nhanh, nó sẽ phải chịu tổn thất về lợi nhuận – thường biểu hiện dưới dạng tiềm năng tăng trưởng.

Sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế không chỉ hạn chế lợi nhuận trong những khoảng thời gian bình thường mà còn làm suy giảm sự tăng trưởng mà một ngành có thể đạt được trong những khoảng thời gian thuận lợi

Ví dụ: trong những nền kinh tế mới nổi, nhu cầu về đường điện thoại có dây sụt giảm nghiêm trọng khi nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng điện thoại di động như một phương tiện đầu tiên và duy nhất.

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời

Và áp lực canh trang cuối là sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời xuất hiện dưới nhiều dạng quen thuộc bao gồm: hình thức giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới, các chiến dịch quảng cáo và cải tiến dịch vụ. Sự cạnh tranh cao làm hạn chế lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đó.

Sự cạnh tranh làm giảm lợi nhuận tiềm năng của một ngành phụ thuộc vào 2 yếu tố: môt là sự khắc nghiệt của các công ty cạnh tranh, hai là cơ sở mà họ cạnh tranh. Mức độ khắc nghiệt của sự cạnh tranh sẽ lên đến đỉnh điểm nếu:

– Có nhiều đối thủ và họ ngang ngửa về quy mô và tiềm lực. Trong những tình huống này, các đối thủ khó tránh khỏi gian lận trong kinh doanh. Nếu không có người đứng đầu ngành, các thông lệ cần thiết cho ngành nói chung sẽ không được thực hiện.

– Sự tăng trưởng ngành ở mức thấp. Sự tăng trưởng chậm chạp tạo ra những cuộc chiến tranh giành thị phần

– Rào cản thoát ra ở mức cao. Rào cản thoát ra mặt đối lập của những rào cản gia nhập, do những yếu tố như các tài sản chuyên dụng hóa cao hoặc sự tận tâm của ban quản lý đối với một doanh nghiệp cụ thể. Những rào cản này giữ các công ty trong thị trường ngay cả khi họ kiếm được khoản lợi nhuận thấp hoặc âm.

– Năng lược sản xuất dư thừa vẫn được sử dụng và lợi nhuận của các đối thủ ăn nên làm ra cũng bị ảnh hưởng khi những công ty yếu kém vẫn vất vưởng xunh quanh.

– Các đối thủ cam kết ở mức cao đối với việc kinh doanh và có khát vọng ở vị trí dẫn đầu. Đặc biệt họ có mục đích vượt ra khỏi hiệu suất kinh tế trong mộ ngành cụ thể.

Kết luận

Áp lực cạnh tranh trong kinh doanh mạnh mẽ nhất sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất đối với việc hình thành chiến lược. Bằng cách phân tích cả 5 áp lực cạnh tranh, bạn sẽ có được bức tranh hoàn thiện về điều đang chi phối lợi nhuận của bạn. Từ đó, bạn sớm xác định được xu hướng thay đổi luật chơi để có thể khai thác chúng, tái định hình các lực lượng theo hướng có lợi cho bạn.

5 áp lực cạnh tranh trong kinh doanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *