Hướng dẫn đầu tư chứng khoán toàn tập

93 / 100

Chào mừng các bạn trở lại với vnsmartvision, con thuyền tài chính của chúng ta bắt đầu hành trình mới vào vùng đất đầu tư. Bài học hôm nay là tất tần tật về đầu tư chứng khoán.

Lẽ ra, mình sẽ viết một bài về đầu tư bất động sản trước, nhưng bất động sản không phải ai cũng có thể tham gia được, nhiều bạn vẫn ngại ngùng ở vấn đề muôn thuở, vốn và luật pháp.

Do đó mình viết bài về đầu tư chứng khoán trước, vì so với đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán có vẻ dễ dàng hơn nhiều để bắt đầu.

Nếu bạn muốn biết làm thế nào kiếm những đồng vốn đầu tiên để bước chân vào thị trường chứng khoán, hãy đọc bài viết con đường dẫn đến sự tự do tài chính

Trong tất cả các bạn đang xem bài viết này của mình, có bao nhiêu bạn hiểu về đầu tư chứng khoán và đã từng tham gia vào thị trường chứng khoán? Bạn đã tham gia như thế nào và bắt đầu ra sao? Ai đã hướng dẫn bạn đầu tư?

Mình chắc rằng câu trả lời của nhiều người sẽ là tự tìm tòi học hỏi và tự đầu tư. Khốn nạn thay, mấy tay môi giới cho các công ty chứng khoán chủ yếu là những tay mơ ngủ. Nhiều khi chúng chẳng biết chúng đang tư vấn cho nhà đầu tư về điều gì???

Chà, nghe có vẻ chạm lòng tự ái của các cô, các cậu làm broker (nhà môi giới chứng khoán). Nhưng sự thật phũ phàng, sự thật vẫn là sự thật, vì đa số các tay môi giới cự phách, mấy ai hướng dẫn nhà đầu cá nhân nhỏ lẻ, lần đầu tham gia vào thị trường với một số ít vốn trong tay? Khách hàng VIP của họ là những đại gia nhiều tiền.

Nếu tự mình bạn mày mò nghiên cứu, và nhất là các bạn chưa từng học qua ngành tài chính, mình tin các bạn mất một khoảng thời gian khá lâu, và cũng sẽ bỏ tiền ngu khá nhiều mới có một chút kỹ năng trên thị trường. Một vài người còn đang loay hoay tìm cho mình một phương pháp.

Bài viết sau đây dành cho các bạn, những người sắp bước chân vào thị trường chứng khoán, đang tham gia thị trường chứng khoán và vẫn còn đang mù mờ, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, tự quản lý danh mục của mình.

Nhưng tại sao lại phải tham gia vào thị trường chứng khoán? Không phải là thị trường đầy rủi ro hay sao? Tại sao không tham gia vào một quỹ đầu tư để các “chiên gia” đầu tư thay bạn?

Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Hàng ngày, lượng tiền lưu thông qua thị trường trung bình khoảng 2.000 tỷ đồng, bạn suy nghĩ xem, nếu bạn là một tay cừ khôi trong thị trường, thì kiếm vài triệu, thậm chí vài chục triệu trên thị trường có khó như bạn làm một công việc đơn thuần không? Đó là sức mạnh tài chính.

ANH

 

Trên thị trường chứng khoán, rủi ro luôn tiềm ẩn. Tuy nhiên, nếu bạn kiểm soát được bản thân và quản lý rủi ro một cách kỷ luật, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu được các nguy cơ. Bạn đã nghe câu này chưa? Rủi ro lớn thì lợi nhuận cao? Trong tài chính nó luôn luôn đúng, vì vậy, lợi nhuận của bạn sẽ cực lớn nếu bạn làm tốt công việc kiểm soát rủi ro.

Và tại sao bạn không nên tham gia vào một quỹ đầu tư? Câu cửa miệng của các quỹ đầu tư khi muốn mọi người tham gia vào quỹ sẽ đại loại như sau: Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia xxx năm trong ngành tài chính, sẽ đảm bảo lợi nhuận của bạn là cao nhất trong số các quỹ đầu tư. Than ôi, họ nêu điểm mạnh nhưng đó là toàn là điểm yếu của họ.

Họ có chuyên gia? Đúng! Nhưng quỹ đầu tư họ không quản lý tiền của 1 cá nhân như bạn, nếu chỉ là một vài người, câu chuyện đó hoàn toàn đúng, nhưng họ quản lý cả hàng đống tiền của các cá nhân, tổ chức, bộ máy cồng kềnh, gây khó khăn cho việc phân bổ vốn vào các loại cổ phiếu, do đó họ mất tính linh hoạt đi rất nhiều. Khi thị trường đi xuống họ cũng sẽ bán sau những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vì số cổ phiếu cần giao dịch quá lớn.

Và bạn có nghe điều này chưa? Cha chung không ai khóc. Tiền là của bạn, quyền kiểm soát là của quỹ, bạn có mất tiền họ cũng chẳng mất mát đau đớn gì, do đó rất nguy hiểm cho số tiền của bạn.

Lợi nhuận của quỹ là cao nhất? Sự thật đằng sau đó là gì? Hầu như tất cả các quỹ chẳng có lợi nhuận, bạn thử nghĩ xem, họ đạt được lợi nhuận 1%, các quỹ còn lại là 0,5% thì lợi nhuận của quỹ là cao nhất rồi còn gì nữa.

Nguyên tắc của đầu tư là kiểm soát, bạn không kiểm soát được thì bạn chưa phải là nhà đầu tư, và cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đưa tiền của mình cho người khác kiểm soát. Vì những lý do đó, tụ mình quản lý danh mục đầu tư chứng khoán của mình là phương án bạn nên chọn.

Hướng dẫn đầu tư chứng khoán từ A-Z

Nhưng bạn bắt đầu từ đâu?

Bạn nên hình dung đầu tư chứng khoán như một bức tranh, bạn phải đi từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ nhất. Mình hướng dẫn các bạn theo hướng này, đi từ tổng thể nhất đến chi tiết nhất, để lựa chọn cho mình một danh mục đầu tư như ý.

Thị trường chứng khoán thế giới và các xu hướng toàn cầu

Đây là bước đi đầu tiên để bạn bắt đầu nghiên cứu đầu tư chứng khoán, nghe thì chẳng có liên quan cái quái vật gì đến chứng khoán và các cổ phiếu. Nhưng bạn cứ tin mình đi, đây là xu hướng lớn, bạn không biết nó thì bạn mất phương hướng và dễ sa lầy vào một vụ mất mát tiền bạc.

thị trường chúng khoán có tính kết nối toàn cầu

Giả sử một số trường hợp. Giá dầu thế giới đang đi xuống?

Bạn phải nên chú ý, giá dầu đi xuống liên quan đến nền kinh tế thế giới nhu cầu dầu mỏ vượt quá cung dầu, do đó có thể dễ hiểu là sản xuất đã chậm lại. Xu hướng chủ đạo của thị trường sẽ là giảm. Và dĩ nhiên, các cổ phiếu liên quan đến dầu ở Việt Nam cũng sẽ lao dốc.

Ví dụ thứ 2: Khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế khủng hoảng kéo theo mức tiêu thụ hàng hóa giảm, do đó doanh thu các doanh nghiệp cũng giảm theo, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng, toàn bộ nền kinh tế đi xuống, do đó bạn có thể dự đoán được bản báo cáo tài chính sắp được công bố của doanh nghiệp sẽ như thế nào. Đừng đối đầu với cơn bão, hãy nương theo xu hướng, xu hướng là bạn của bạn.

Ví dụ thứ 3: Đồng Nhân Dân tệ mất giá: Vì sao chúng mất giá? Đó là một chiêu bài được chính phủ Trung Quốc sử dụng nhằm có lợi hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc khi phải cạnh tranh ở nước ngoài. Do đó khi đồng nhân dân tệ mất giá, hầu hết các nước giữ tỷ giá, doanh nghiệp của họ sẽ bất lợi tương đối so với Trung Quốc, kéo theo mạch đi xuống không hề nhẹ của các cổ phiếu có sự cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc nhập khẩu. Bạn có thể dễ dàng đưa ra phương án của mình.

Đây là một vài ví dụ gần đây về nền kinh tế thế giới và các xu hướng chủ đạo. Các bạn thường nghe thấy các chuyên gia truyền hình thường bảo “Việt Nam không hội nhập sâu rộng so với thế giới nên ít ảnh hưởng”. Đừng nên tin vào điều đó.

Kinh tế vĩ mô của Viêt Nam

Nói về vấn đề thời sự chính trị thì các bạn trẻ Việt Nam chém nhau rất ghê, nhưng không biết các bạn đã bao giờ áp dụng những lời mình nói vào vấn đề đầu tư chưa? Lời nói là không có tác dụng nếu nó không được chuyển hóa vào hành động, do đó, hãy hành động, đừng nói suông.

Số liệu vĩ mô được công bố ở Việt Nam thường ít được quan tâm. Do cộng đồng các nhà đầu tư ở Việt Nam ham mê lướt sóng? Hay một số khác nghĩ rằng nó được “thẩm mỹ hóa”, nhưng dù có được làm đẹp số hay không, nó vẫn thể hiện xu hướng.

dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam
Dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam

Các số liệu đó thường là: Tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng CPI, tỷ lệ lạm phát hàng năm, số liệu xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, lãi suất… sẽ cho bạn thấy xu thế của nền kinh tế, một khi nền kinh tế đi xuống, sẽ rất khó có một thị trường đi lên. Và thường thì, một nền kinh tế đi lên sẽ kéo theo sự đi lên của thị trường. Điều dễ hiểu là bạn nên tham gia thị trường trong thời kỳ nền kinh tế thịnh vượng.

Phân tích ngành

Bước tiếp theo để chọn một cổ phiếu vào danh mục là phân tích ngành. Bạn phải xem xét vào thời kỳ này thì tốc độ tăng trưởng của ngành nào là khả thi nhất? Có tiềm năng cao hơn so với các ngành khác?

Trên thị trường có rất nhiều ngành cho bạn xem xét, bản thân các trang web đầu tư chứng khoán cũng có phân tích ngành, điều kỳ cục là họ không hướng dẫn bạn cách làm từ đầu đến cuối. Mình cũng chẳng biết lý do.

Giả sử trong thời kỳ giá dầu đi xuống, bạn hãy lưu ý các ngành có liên quan đến dầu, dĩ nhiên cũng đi xuống theo, các hàng hóa cơ bản cũng vậy, tuy nhiên các ngành như bán lẻ ô tô (sử dụng nhiên liệu) lại tăng trưởng mạnh mẽ. Bạn hình dung sẽ biết lý do vì sao.

tăng trưởng ngành trên thị trường chứng khoán
tăng trưởng ngành trên thị trường chứng khoán

Trong từng thời kỳ, một số ngành sẽ có lợi thế tương đối so với các ngành khác. Và nó cũng là một xu hướng tổng thể trong bức tranh đầu tư chứng khoán. Giả sử giá cao su đang giảm, mà bạn lại đầu tư vào cổ phiếu HAG (có diện tích trồng cao su rất lớn) thì bạn đang vứt tiền qua cửa sổ rồi còn gì. Nhưng nếu bạn đầu tư vào các cổ phiếu sử dụng cao su làm nguyên liệu (ví dụ các cổ phiếu sản xuất lốp xe) thì có thể là một sự thông minh. Hãy cố gắng sử dụng đầu óc phân tích của bạn.

Xu hướng của thị trường

Bạn có bao giờ nghe câu này chưa? Xu hướng là bạn của bạn. Bạn không hiểu về xu hướng của thị trường thì nghĩa là bạn đang liều mình đi vào tâm bão, bạn nghĩ tiếp theo bạn sẽ đi về đâu?

thị trường bò tót và thị trường con gấu trong đầu tư chứng khoán

Mình thấy có rất nhiều bạn mới tham gia vào thị trường suy nghĩ thế này “Thị trường xuống sâu lắm rồi, không xuống nữa được đâu” và tham gia bắt đáy. Điều đó cực kỳ nguy hiểm. Bạn đang đùa với lửa?

Một khi thị trường chưa có tín hiệu mua bán rõ rang thì bạn không nên bắt đáy. Phải là một đầu tư lão luyện bạn mới biết được bạn nên tham gia nơi nào trong một thị trường đi xuống. Đối với một đầu tư nhỏ lẻ, nghĩa sống của bạn là giữ cho phần vốn của bạn được an toàn, do đó, khi nào thị trường có xu hướng bạn hãy tham gia. Đừng đoán mò.

Nhưng làm sao xác định xu hướng của thị trường?

Hiện tại ranh giới giữa đầu tư cơ bản và đầu tư giá trị đang được rút ngắn, bạn là một tay mơ, bạn có thể sử dụng những công cụ đơn giản nhất, dù là đơn giản nhưng nó cực kỳ hiệu quả. Các công cụ mà bạn có thể sử dụng là MA 150 cho xu hướng tương đối dài, MA 50 hoặc MA 80 cho xu hướng trung hạn và MA 20 cho xu hướng ngắn hạn.

Hãy tham gia khi giá vượt qua một cách mạnh mẽ các đường này. Đừng làm cho cuộc sống của bạn rối rắm, đừng vẽ quá nhiều công cụ.

Chọn cổ phiếu

Xong bước phân tích ngành là bạn tiến hành chọn cổ phiếu

Đi lòng vòng thì cũng đến phần hay nhất đúng không? Bạn phải chịu khó nghiên cứu vì tiền của mình được hay mất là do mình tạo ra, do mình lựa chọn, bạn bỏ thời gian bạn sẽ được thành quả.

Bạn đã xác định được xu hướng thế giới, vĩ mô của Việt Nam, một ngành kinh tế tiềm năng mà bạn thích, thị trường đang trong chiều hướng đi lên thì bạn cần chọn một cổ phiếu tốt nhất trong ngành này. Đừng chọn các công ty bê bối, thiếu uy tín rồi sau đó bạn phải nếm trái đắng vì đu theo đám đông.

Một lưu ý với các bạn mới tham gia vào thị trường, nên chọn cổ phiếu nào càng đơn giản càng tốt.

Nhiều bạn thích chọn một cổ phiếu có nhiều ngành, cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu dạng tập đoàn… Nhưng một cổ phiếu chứa nhiều ngành như vậy bạn sẽ không biết phải phân tích như thế này. Hãy giữ cho mọi thứ đơn giản. Các nhà đầu tư lão luyện như Warren Buffett cũng còn chọn phương pháp này thì bạn có nghĩ bạn sẽ có đầu óc phân tích hơn Warren không?

Đến đây bạn phải tự trau dồi cho mình kiến thứ phân tích báo cáo tài chính và ý nghĩa của các chỉ số tài chính?

Đa số các chỉ số được các trang web tin tức về chứng khoán hoặc nơi mở tài khoản của bạn (SSI, chứng khoán HCM, chứng khoán Bản Việt…) tính toán chi tiết, vấn đề của bạn là hiểu các chỉ số đó là gì và nó có tác dụng gì, làm một bảng so sánh các chỉ số với nhau. Đánh giá độ minh bạch của thông tin, bạn sẽ tìm ra được cổ phiếu tốt nhất.

Các khái niệm tài chính cũng như liên quan đến bảng cân đối kế toán cực kỳ quan trọng trong trường hợp này. Bạn hình dung bạn là một nhà quản lý doanh nghiệp, bạn cầm một bảng cân đối kế toán như vậy bạn sẽ gặp khó khăn nào? Vấn đề của bạn là gì?

Chẳng hạn nhé? Bạn sẽ không tìm được ví dụ ở bất cứ đâu, mình nghĩ thế!

Lượng tiền mặt thấp? Bạn nghĩ xem, trong túi bạn không có tiền, bạn muốn đầu tư vào một dự án nào đó bạn sẽ lấy tiền ở đâu ra? Có phải là bạn sẽ vay nợ không? Hay phát hành cổ phiếu không?

Nhược điểm của vay nợ là trả lãi, liệu dự án đó có sinh ra dòng tiền nếu số tiền 100% của bạn là vay nợ và bạn phải trả lãi vượt quá số tiền lãi sinh ra từ dự án?

Phát hành cổ phiếu khiến miếng bánh của bạn bị thu nhỏ lại, giá trị cổ phiếu sẽ xuống thấp. Do đó lượng tiền mặt thấp là yếu tố bạn phải chú ý đến.

Nợ phải trả? Nợ phải trả lớn nghĩa là doanh nghiệp dành phần lớn tiền tạo ra để nuôi ngân hàng? Nếu nó quá lớn dễ dẫn đến khả năng mất khả năng chi trả và làm xói mòn phần vốn của chủ sở hữu. Bạn cứ hình dung bạn là một con nợ, bạn mua tài sản hoàn toàn bằng cách vay nợ và hàng tháng bạn phải oằn mình với số nợ đó. Đừng dại dột, đừng chỉ nên nhìn vào EPS, lợi nhuận trước thuế, doanh thu. Hãy nhìn vào chi tiết.

Nghĩa vụ trả nợ? Nợ ngắn hạn hay dài hạn? Áp lực tài chính trong giai đoạn tiếp theo có lớn không? Dòng tiền tạo ra có đủ bù đắp không? Một doanh nghiệp có nợ ngắn hạn lớn có thể gặp vấn đề về thanh toán nợ, vì vậy bạn cũng phải xem thuyết minh báo cáo tài chính xem nó như thế nào? Mập mờ là cắt ngay, đừng dây dưa.

tìm kiếm cổ phiếu tăng trưởng

Nâng cao chỉ số IQ tài chính giúp bạn đọc được báo cáo tài chính doanh nghiệp một cách dễ dàng, bạn còn có thể xem xét nhiều thứ khác trong báo cáo tài chính của công ty. Bạn bắt buộc phải học các điều này, bằng không, bạn chỉ là con cừu giữa bầy sói, bạn sẽ bị xé xác bất cứ lúc nào.

Tìm điểm vào lệnh

Điều này là cực kỳ quan trọng, điểm vào lệnh phải hợp lý, vừa đảm bảo xu hướng thị trường, vừa đảm bảo xu hướng của cổ phiếu mà bạn chọn.

Bạn phải xác định, bạn là nhà đầu tư ngắn hạn hay dài hạn?

Thế nào là ngắn hạn? Thế nào là dài hạn?

Và điều này nữa, mình nhắc bạn luôn, về khoản tiền mà bạn đầu tư: Một là: Không phải là tiền vay; Hai là: Phải là tiền dôi dư, nghĩa là tiền này bạn chỉ dành cho đầu tư, bạn không có áp lực gì để rút nó ra.

Bạn đầu tư ngắn hạn là dựa trên các con sóng nhỏ thị trường để lướt sóng một vài phiên, hết đợt tăng giá thì bạn thanh toán danh mục và thu hồi vốn về.

  • Ưu điểm: Thời gian thu hồi vốn nhanh
  • Nhược điểm: Theo dõi cổ phiếu liên tục.

Đầu tư dài hạn (thường là trên 1 năm) là dựa vào các con sóng lớn của thị trường, chiến lược mua và giữ cho đến khi cổ phiếu có sự biến động cực lớn về bản chất (thay đổi ngành nghề, thay đổi nhân sự cấp cao…) hoặc biến động mạnh của nền kinh tế hoặc đạt được điểm lợi nhuận kỳ vọng để chốt lời.

  • Ưu điểm: Không cần quan sát liên tục
  • Nhược điểm: Dễ gây tâm lý hoang mang khi cổ phiếu lên xuống liên tục.

Bạn phải xác định cho được phần này, không được lẫn lộn, vì nếu bạn lẫn lộn, chắc chắn bạn sẽ mất tiền.

Stop loss!!!

Điều này là không thể thiếu nếu bạn muốn sống sót trên thị trường chứng khoán.

Bạn phải biết chấp nhận sai lầm, một khi bạn mua cổ phiếu nhưng xu hướng tiếp theo của nó không như bạn mong đợi, bạn cần đặt ra cho mình một ngưỡng lỗ.

Mục đích của việc nào là bảo toàn vốn của bạn, bạn sống sót qua cơn bão lớn thì cuộc đời vẫn có thể được xây dựng lại đúng không.

quên stop loss là một tai nạn nghiêm trọng
quên stop loss là một tai nạn nghiêm trọng

Do đó bạn phải kỷ luật, đây có lẽ là điều quan trọng nhất của đầu tư chứng khoán: STOP LOSS, STOP LOSS VÀ STOP LOSS…

Xin hãy nhắc từ đó mỗi ngày. Bạn nên nhớ điều này, bạn vào 10 lệnh, mỗi lệnh $100, lỗ hết 7 lệnh 5%, thì bạn mất 35$, nhưng chỉ cần bạn lãi 3 lệnh, mỗi lệnh 20% thì bạn được 60$, như vậy bạn vẫn còn lãi 25$, đúng không, nhưng nếu bạn không cắt lỗ, thì 7 lệnh kia sẽ giết chết bạn và bạn chẳng còn gì để mà đầu tư nữa.

Xác định các điều này xong, lại một lần nữa, bạn sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật để vào lệnh, cũng vẫn đơn giản, bạn nên sử dụng ít công cụ phân tích thôi, đừng tin vào một mô hình để bạn có thể tìm được chén thánh.

Công cụ phân tích cổ phiếu cần có một số đặc điểm sau là đủ:

Xu hướng: Sử dụng đường MA

Chỉ báo: Sử dụng MACD

điểm vào lệnh mua cổ phiếu
Điểm vào lệnh mua cổ phiếu

Công cụ xác định chốt lời, cắt lỗ: Fibonacci

Bạn có thể backtest (kiểm tra quá khứ) của bộ công cụ mình sử dụng và tìm ra mô hình tốt nhất cho cổ phiếu bạn chọn dựa vào các chỉ số, thay thế phương án và test để chọn ra bộ chỉ số phù hợp nhất.

Và cứ như thế, khi cổ phiếu đạt được profit kỳ vọng thì bạn bán, khi cổ phiếu chạm stop loss thì bạn bán.

Mình cũng lưu ý thêm, bạn đặt kỳ vọng làm sao cho hợp lý, và cơ hội cũng phải hợp lý so với stop loss nhé.

Chẳng hạn, giá cổ phiếu đang là 10$, bạn đặt stop loss ở 9$, thì bạn phải tính toán làm sao để lợi nhuận kỳ vọng của bạn ít nhất phải là 12$. Để bù đắp tổn thất ở các lệnh bạn thua lỗ. Nếu việc stop loss thường xuyên xảy ra và bạn bị lỗ, hãy chú ý thay đổi mô hình.

Kết luận

Mình nghĩ bạn sẽ chẳng tìm đâu được một bài viết chi tiết về đầu tư chứng khoán như trong bài viết này, ở thị trường Việt Nam, đặc biệt là ngành tài chính, họ ít khi chia sẻ kinh nghiệm, và như mình đã nói ở phần đầu bài, các tay broker là những tay mơ, họ nhiều khi chưa bao giờ kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán. Do đó nếu các bạn thực hiện theo những hướng dẫn của mình, ít ra bạn đã áp dụng kiến thức vào đầu tư, và bạn đang đầu tư có phương pháp.

Mình thấy nhiều người tham gia lần đầu tiên vào thị trường, họ có lãi và nghĩ thị trường chứng khoán dễ kiếm tiền, đầu tư chứng khoán không có gì khó. Đó là một quan điểm sai lầm và sau đó, đa số họ đều là những con cừu trên thị trường chứng khoán.

Đừng là những con cừu, hãy trở thành những nhà đầu tư lão luyện.

Đừng quên comment những nhận xét cũng như thắc mắc của bạn dưới đây, đó là động lực để mình viết thêm nhiều bài mới phục vụ các bạn trong tương lai.

Xem thêm: Đầu tư chứng khoán- [Review sách: Giao dịch như một phù thủy chứng khoán]

[Review sách]: Phương pháp mới để giao dịch kiếm sống

KHOA HOC

21 thoughts on “Hướng dẫn đầu tư chứng khoán toàn tập

  1. Một nhắc nhở rất hay của Khương Nguyễn cho các bạn mới tham gia vào thị trường chứng khoán:
    “Và điều này nữa, mình nhắc bạn luôn, về khoản tiền mà bạn đầu tư: Một là: Không phải là tiền vay…”
    Nếu chẳng may đi sai nước cờ, bị thị trường đánh ngã thì còn có thể đứng dậy.

    1. Mình tham gia vào thị trường cũng gần 7 năm, vẫn chưa sử dụng margin bao giờ.
      Biết đến Khương Nguyễn qua bài trên blog Ngọc Đến Rồi :p

    2. Chúc mừng Kiên có những quyết định hết sức đúng đắn. Margin chỉ dành cho những tay cờ bạc. Hi vọng còn gặp Kiên trong những bài viết sắp tới của mình! Thời gian tới mình sẽ tập trung viết về đầu tư nhiều hơn!

    3. Anh liên lạc sđt 0901860968 để được hướng dẫn và hỗ trợ tham gia thị trường nhé anh

  2. Cám ơn bài viết rất hữu ích cho người mới bước vào đầu tư ck như chị!
    Mong em giải thích thêm về các công cụ như đường MA, MACD, fibonacci.
    Cám ơn em nhiều! Chúc em ngày càng thành công!

    1. OK chị. Thời gian đến em sẽ hướng dẫn chi tiết các công cụ cũng như kỹ năng phân tích cả về cơ bản lẫn kỹ thuật. Không những thế em cũng đầu tư nội dung cho mảng kinh doanh bất động sản. Chị đón đọc nhé!

  3. Bài viết có tính hướng dân cao. Nhưng như mình vừa muôn đi thực tế va tìm hiêu. Vậy có thể chia sẽ các khóa học hay để bắt đâu không. Để tránh lãng phí thời gian gặp các tay mơ nhu bạn dã nói. Many thanks

    1. Mình chưa trải nghiệm các khóa học như vậy nhiều vì kiến thức rất phổ thông mà giá của nó lại rất chát. Nếu có thể mình sẽ recommend một số khóa học về phân tích đầu tư với giá mềm, và mình không muốn độc giả của mình mất tiền vì thế nếu mình đã từng học qua thì mình mới đánh giá. Thời gian đến mình sẽ cố gắng đánh giá một số khóa. Cảm ơn comment của bạn!

    2. Anh có thể liên lạc sđt 0901860968 gặp Huy để được hướng dẫn và hỗ trợ tham gia thị trường nhé

  4. Mình biết đến blog của bạn thông qua bài viết trên kiemtiencentre. Mình rất vui vì đã có người chia sẻ những hiểu biết vô giá của mình cho những người gà mờ như mình để mình tiếp cận gần hơn với MMO.
    Nhưng khi vào blog của bạn thì mình còn tìm được một điểm chung rất lớn nữa là bạn có cùng niềm đam mê với mình đó là thị trường tài chính.
    Mặc dù mới tìm hiểu nhưng mình rất muốn bắt đầu thử đầu tư. Mình nghiên cứu khá nhiều về forex cũng như chứng khoán. Forex mình chơi thử trước trên phần mềm và hiệu quả khá tốt nhưng chưa thể chơi thật vì còn nhiều rào cản.
    Vậy nên mình quyết định tìm hiểu chứng khoán. Mình muốn bạn viết thêm một bài nữa về các thông số cơ bản của thị bảng giá chứng khoán được không? Vì cách phân tích thị trường thì tùy thuộc vào khả năng của mỗi người nhưng về các chỉ số khác có xuất hiện trên bài viết của bạn như đường MACD, đường Fibonaci hay những thuật ngữ như lợi nhuận ròng, … mình thật sự không biết tìm hiểu ở đâu.
    Mong nhận được phản hồi sớm từ bạn!

    1. Chào Thắng, trong thời gian đến mình sẽ viết 1 bài giải thích các thuật ngữ có trên Blog để mọi người có thể tiện theo dõi. Mục đích của mình chủ yếu là hướng dẫn cho những người mới như bạn. Rất vui khi nhận được sự quan tâm từ bạn. Chúc bạn thành công với con đường đầu tư của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *