Bear Trap- Bẫy giảm giá là gì?

81 / 100

Trong bài viết trước mình có đề cập tới khái niệm Bull Trap, hôm nay cùng mình tìm hiểu về khái niệm Bear Trap là như thế nào nhé. Bear Trap- Bẫy giảm giá là một thuật ngữ tiêu cực trong đầu tư chứng khoáng. Biết được nguyên lý hoạt động của Bear Trap, các dấu hiệu nhận biết sẽ giúp các nhà đầu tư tránh được bẫy này và bảo vệ được nguồn vốn của bản thân.

Bear Trap- Bẫy giảm giá là gì?

Bẫy giảm giá là gì và nó hoạt động như thế nào?

Bear dịch ra tiếng Việt là con gấu, trong chứng khoán thuật ngữ này được sử dụng để chỉ xu hướng thị trường giảm giá. Trap là cái bẫy. Do đó, Bear Trap trong tiếng Việt được hiểu là bẫy giảm giá.

Bẫy giảm giá là một mô hình kĩ thuật xảy ra khi một công cụ tài chính, chỉ số hoặc cổ phiếu đưa ra tín hiệu không chính xác về sự đảo chiều của xu hướng giá tăng hiện tại. Trong giao dịch trên thị trường chứng khoán, Bear Trap có thể hiểu đơn giản là một tín hiệu sai về sự giảm giá đột ngột của chứng khoán trong giai đoạn uptrend.

Ngược lại với Bear Trap là Bull Trap. Bull trap (bẫy tăng giá) là một tín hiệu không chính xác cho thấy thị trường đang có xu hướng đi lên sau thời kỳ giảm giá.

GTDN 14

Trong cả hai trường hợp, những cái bẫy này có thể cám dỗ các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm dựa trên những dự đoán về biến động giá mà cuối cùng chúng sẽ không diễn ra.

Tác động của bẫy giảm giá

Một cái bẫy giảm giá có thể khiến các nhà đầu tư tham gia thị trường với mong đợi sự suy giảm giá trị của một công cụ tài chính, khiến họ đưa ra quyết định bán khống trên tài sản. Tuy nhiên, giá trị của tài sản sẽ không thay đổi hoặc tăng trong kịch bản này và nhà đầu tư buộc phải chịu một khoản lỗ.

Để giữ lại lợi nhuận nhà giao dịch tăng giá có thể bán một tài sản đang giảm giá trong khi nhà giao dịch giảm giá sẽ cố gắng bán khống tài sản đó và mua lại sau khi giá đã giảm xuống một mức nhất định. Nhưng nếu xu hướng giảm đó không xảy ra hoặc quay đầu sau một khoảng thời gian ngắn, sự đảo ngược này chính là bẫy giảm giá.

Cách tránh bẫy giảm giá

Tránh bán ra khi khối lượng giao dịch thấp để đảm bảo an toàn cho khoản đầu tư. Rủi ro bẫy giảm giá có thể tăng lên khi khối lượng giao dịch thấp.

Sử dụng các chiến lược giao dịch thay thế có thể hạn chế thua lỗ, chẳng hạn như mua quyền chọn bán. Về lý thuyết, không có giới hạn lỗ khi bán khống.

Các nhà giao dịch cấp cao có thể sử dụng các mức Fibonacci, liên quan đến phương pháp phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà giao dịch xác định các mức hỗ trợ và kháng cự.

Không thay đổi quyết định giao dịch quá nhanh.

Bẫy giảm giá có thể được gây ra bởi sự sụt giảm giá của chứng khoán đầu tư, khiến một số nhà đầu tư theo hướng giảm giá mở các đợt bán khống, sau đó sẽ mất giá khi giá đảo ngược và tăng trở lại. Mô hình bẫy giảm liên quan đến giao dịch kỹ thuật và không phải là chiến lược phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *