Hướng dẫn đầu tư trái phiếu toàn tập tại thị trường Việt Nam
Trong các danh mục đầu tư thì bên cạnh đầu tư cổ phiếu, đầu tư trái phiếu là một thành tố không thể thiếu nếu không muốn nói là cực kỳ quan trọng vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc có các biến động lớn.
Tại Việt Nam thị trường trái phiếu vẫn còn rất non trẻ và chưa có nhiều sự thu hút. Thế nhưng nếu bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp thật sự thì bạn không thể bỏ qua thị trường đầu tư trái phiếu đầy thú vị này.
Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu
Đối với trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu địa phương.
– Luật ngân sách nhà nước 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015;
– Nghị định 01/2011/NĐ – CP ngày 05/01/2011;
– Nghị định 15/2011/NĐ – CP ngày 16/02/2011;
– Thông tư 99/2015/TT – BTC ngày 29/06/2015;
– Thông tư 111/2015/TT- BTC ngày 20/07/2015;
– Và các văn bản hướng dẫn chi tiết của UBCKNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp
– Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006
– Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán: 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010
– Luật Doanh nghiệp: 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
– Nghị định 90/2011/NĐ – CP về TPDN 14/10/2011
– Thông tư 211/2012/TT – BTC hướng dẫn nghị định 90 ngày 05/11/2011
– Và các văn bản hướng dẫn chi tiết của UBCKNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán
(Các doanh nghiệp đặc thù có thêm các văn bản hướng dẫn phát hành riêng như Ngân hàng, Công ty tài chính…ví dụ: thông tư34/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013của Ngân hàng nhà nước giành cho các Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá, thông tư16/2016/TT-NHNNngày 30/06/2016 sửa đổi và bổ sung thông tư 34/2013/TT- NHNN….)
Tổng quan thị trường trái phiếu Việt Nam
Hiện nay trên thị trường đã có 04 loại trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường gồm:
+ TPCP do Bộ tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành.
+ Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do Doanh nghiệp, các ngân hàng chính sách của nhà nước và các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng thuộc đối tượng được cấp lảo lãnh theo quy định.
+ Trái phiếu chính quyền địa phương: ví dụ Hà Nội, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai
+ Trái phiếu doanh nghiệp:
Các hình thức đầu tư trái phiếu tại Việt Nam
Phần này người viết chỉ trình bày dưới góc độ hoàn thiện chứng từ để đầu tư trực tiếp trái phiếu hoặc gián tiếp đầu tư trái phiếu thông qua công ty quản lý quỹ.
+ Đầu tư trực tiếp: Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết.
+ Đầu tư qua quỹ: Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, trái phiếu chính phủ.
Thực hiện đầu tư trực tiếp trái phiếu chính phủ và trái phiếu đã niêm yết đã có quy trình hướng dẫn cụ thể qua các văn bản của BTC, UBCKNN, Trung tâm lưu ký, Ngân hàng lưu ký sẽ không được đề cập đến.
Đầu tư trái phiếu trực tiếp
Quy trình thực hiện:
Tổ chức tư vấn phát hành cho Doanh nghiệp sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng, và làm các tư vấn cần thiết cho Khách hàng/Nhà đầu tư trên cơ sở hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Từ đó, Khách hàng/Nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.
Bước 1: Nhà đầu tư ký hợp đồng đặt mua/hợp đồng mua sơ cấp với tổ chức phát hành.
Bước 2: Nhà đầu tư chuyển tiền thanh toán cho tổ chức phát hành theo thời gian quy định và nhận giấy chứng nhận sở hữu/giấy xác nhận số dư sở hữu từ Tổ chức phát hành hoặc Đại lý quản lý chuyển nhượng.
Bước 3: Đến hạn thanh toán lãi/gốc, Tổ chức phát hành/Đơn vị được TCPH ủy quyền thành toán chuyển tiền thanh toán lãi/gốc cho Nhà đầu tư.
Trường hợp chưa đến hạn thanh toán, Nhà đầu tư có nhu cầu rút tiền và bán lại trái phiếu, khi đó phát sinh ba trường hợp:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư sẽ tìm đối tác mua bán và thỏa thuận giá bán lại. Khí đó nhà đầu tư và người muốn mua lại trái phiếu sẽ thực hiện các thủ tục sang tên chuyển nhượng tại TCPH hoặc Đơn vị quản lý đăng ký chuyển nhượng được TCPH ủy quyền.
Trường hợp 2: Nhà đầu tư bán lại cho chính tổ chức phát hành. Khi đó Nhà đầu tư phải kiểm tra lại khi nào được bán lại cho TCPH (thông thường sẽ có quy định cụ thể về thời gian TCPH có quyền bán lại/buộc phải mua lại khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại).
Tiến hành mua bán như với trường hợp 1. Tại trường hợp này, có thể nhà đầu tư có giá bán tốt hơn trường hợp 1.
Trường hợp 3: Nhà đầu tư bán lại cho chính công ty làm dịch vụ cho Tổ chức phát hành (thông thường trên thị trường hiện nay, chính là tổ chức tư vấn phát hành cho Trái phiếu, hoặc bên thứ 3 có liên kết dịch vụ). Khi đó, nhà đầu tư và Công ty làm dịch vụ thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng như trường hợp 1. Tuy nhiên về mức giá có thể không đạt được kỳ vọng như trường 1 và trường hợp 2 do phí quản lý/phí duy trì số dư bất kể lúc nào cũng có thể thanh toán trái phiếu cho Nhà đầu tư luôn được tính.
2. Các chi phí phát sinh cần lưu ý
+ Thuế thu nhập cá nhân.
+ Phí chuyển nhượng (chi phí làm hợp đồng, in giấy xác nhận số dư sở hữu).
+ Phí chuyển tiền (nếu có).
3.Những lưu ý khi quyết định đầu tư trái phiếu với trường hợp đầu tư trực tiếp.
– Nhà đầu tư cần nắm rõ các thông tin liên quan đến rủi ro khi nắm giữ trái phiếu.
+ Thông tin cơ bản của Doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, báo cáo tài chính sẽ được nêu trong văn bản này, thông tin về năng lực của Nhân sự cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp. (Nếu bản công bố thông tin nào thiếu những thông tin này thì trái phiếu phát hành không thể là đối tượng tin cậy để nhà đầu tư quan tâm).
+ Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có được kiểm toán bởi công ty kiểm toán uy tín hay không? Các Doanh nghiệp niêm yết hoặc các Doanh nghiệp uy tín thường sẽ chọn các Công ty kiểm toán lớn hoặc Công ty kiểm toán được UBCK cấp phép đủ điều kiện kiểm toán cho công ty đại chúng, công ty niêm yết.
+ Các điều kiện điều khoản trái phiếu: Thời gian thanh toán lãi/gốc trái phiếu. Lãi suất được xác định như thế nào.
+ Ưu tiên thanh toán trong trường hợp công ty phá sản, tuyên bố giải thể.
+ Trái phiếu có tài sản đảm bảo/Không có tài sản đảm bảo:
Thông thường trái phiếu không có tài sản đảm bảo sẽ là trái phiếu của các doanh nghiệp hoạt động đặc thù, và có sự bảo hộ nhất định của nhà nước …khó xảy ra sự kiện phá sản (ý kiên chủ quan của người viết).
Trái phiếu có tài sản đảm bảo: Trái phiếu có tài sản đảm bảo là tài sản gì và được quản lý tại đâu. Thanh khoản của các loại tài sản này?
Khi trái phiếu được đảm bảo bằng các tài sản hình thành trong tương lai (dự án) sẽ rất khó xác định việc quản lý và đảm bảo thanh toán. Thậm chí có những nội dung khi đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo sẽ không được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm chấp thuận theo các quy định về đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo.
Khi trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản là các tài sản đã hiện hữu: cổ phiếu, nhà đất, nhà xưởng, hàng hóa…..nhà đầu tư cần xem xét đến hồ sơ định giá các tài sản này.
Thông thường suốt quá trình trái phiếu lưu hành thì tài sản có thể thay đổi giá trị do biến động giá cả thị trường tại từng thời điểm của tài sản, do đó nhà đầu tư tìm hiểu thông tin về thời gian định kỳ xác định lại giá trị tài sản đảm bảo, cách thức xác định giá trị tài sản đảm bảo có đảm bảo tính khách quan hay không. Đơn vị định giá có uy tín hay không.
Trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán trái phiếu thì cần các thủ tục nào, ưu tiên thanh toán ra sao thì trong bản công bố thông tin và các hồ sơ phát hành hầu hết sẽ có các nội dung cơ bản này.
Nói như vậy có vẻ rất “rắc rối”, nhiều vấn đề cần quan tâm. Đúng vậy: trái phiếu chính là một trong những sản phẩm tài chính phức tạp, lâu nay vốn chỉ dành cho những nhà đầu tư là tổ chức chuyên nghiệp, có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm tìm hiểu cơ hội đầu tư và ra quyết định đầu tư mang lại lợi ích cho công ty của họ.
Tuy nhiên đó cũng là lý do để chúng ta có cơ hội có lãi suất kỳ vọng cho khoản đầu tư tốt hơn các sản phẩm tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng đang thịnh hành hiện nay.
Nhưng như vậy cũng là quá “phức tạp” so với đầu tư cổ phiếu – mức kỳ vọng đạt lợi suất đầu tư cao hơn? Không hẳn, vì quá trình đầu tư cổ phiếu nhà đầu tư cũng phải tìm hiểu toàn bộ các nội dung không khác trái phiếu là bao và hơn nữa vì trái phiếu theo quy định hiện nay sẽ được ưu tiên thanh toán trước khi thanh toán các quyền lợi cho cổ đông (người đầu tư cổ phiếu). Nên đầu tư trực tiếp trái phiếu cũng là một kênh đầu tư đáng quan tâm trong giai đoạn nền kinh tế ổn định và các doanh nghiệp đang trên đà phát triển.
Đầu tư trái phiếu gián tiếp
Nhà đầu tư có thể đầu tư gián tiếp thông qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư trái phiếu của Công ty quản lý quỹ. Thông thường trên thị trường hiện nay các quỹ này là các quỹ mở. (Quỹ đóng không còn hấp dẫn: các quy định chặt chẽ, dẫn đến thanh khoản kém, NAV có thể cao, nhưng giá chứng chỉ quỹ vẫn thấp….).
Quy trình thực hiện:
Tổ chức tư vấn phát hành cho Quỹ hoặc Quỹ sẽ thực hiện tìm kiếm khách hàng, và làm các tư vấn cần thiết cho Khách hàng/Nhà đầu tư trên cơ sở hồ sơ phát hành chứng chỉ quỹ. Từ đó, Khách hàng/Nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện quy trình đầu tư.
Quỹ này là quỹ đầu tư trái phiếu: Chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau (bất động sản bao nhiêu %, ngân hàng bao nhiêu %,…..)
Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho đại lý ủy quyền phân phối (lần đầu hay lần tiếp theo đều phải mở tài khoản).
Bước 2: Thực hiện đặt lệnh mua bán theo quy định. Mỗi quỹ sẽ có mẫu biểu phiếu đặt lệnh khác nhau, nhưng có các nội dung cơ bản bắt buộc.
Bước 3: Nắm giữ và chuyển đổi hoặc mua bán lại khi có nhu cầu rút vốn/rút tiền khỏi quỹ.
Các quy trình đầu tư quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hoạt động theo văn bản pháp luật, tính minh bạch cao. Các bước thực hiện đều được công bố rõ ràng.
Các chi phí phát sinh cần lưu ý
+ Thuế thu nhập cá nhân.
+ Phí chuyển nhượng: Khi giao dịch mua bán.
+ Phí quản lý quỹ
+ Phí phạt (nếu có): Bán lại trước hạn cho Công ty quản lý quỹ.
Những lưu ý khi quyết định đầu tư trái phiếu với trường hợp đầu tư gián tiếp qua các quỹ mở.
Nhà đầu tư cần nắm rõ các thông tin liên quan đến rủi ro nắm giữ chứng chỉ quỹ mở.
+ Thông tin cơ bản của Quỹ, Quỹ là quỹ trái phiếu và phải là quỹ mở (Quỹ đóng hiện tại không phù hợp, do sự khác biệt về thời gian chuyển đổi CCQ thành tiền của nhà đầu tư – xem thêm về định nghĩa Quỹ đóng và Quỹ mở theo các văn bản về Quỹ), thông tin Công ty quản lý quỹ, Nhân sự cao cấp của Quỹ, đội ngũ chuyên gia đầu tư của Quỹ (Các thông tin này là bắt buộc công bố của các Quỹ).
+ Mục tiêu đầu tư của Quỹ, tỷ lệ đầu tư các loại trái phiếu của quỹ: cần xem xét thận trọng để cân nhắc cơ cấu kỳ vọng lợi nhuận.
+ Thời gian chuyển đổi, giao dịch của CCQ: Hiện nay các quỹ đều có một ngày cụ thể trong tuần/tháng để thực hiện việc này, nên nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi từ CCQ thành tiền để sử dụng khi có nhu cầu.
+ Các báo cáo bắt buộc theo quy định của Quỹ phải công bố thời gian nào.
+ Ngân hàng Giám sát và Ngân hàng lưu ký chứng khoán của Quỹ.
+ Các loại phí giao dịch, phí phát hành, phí mua lại chứng chỉ quỹ…..
Toàn bộ các thông tin này đều được báo cáo theo quy định.
Nói như vậy có vẻ đầu tư vào CCQ mở “nhàn”?. Đúng vậy: Khi nhà đầu tư đầu tư vào CCQ trái phiếu chính là nhà đầu tư đã “ủy quyền” cho Công ty quản lý quỹ tìm hiểu các thông tin về trái phiếu đầu tư, các rủi ro có thể gặp phải sẽ được hạn chế hơn nhờ đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp thay nhà đầu tư thẩm định lại toàn bộ các thông tin liên quan đến trái phiếu đầu tư, việc phẩn bổ tỷ lệ đầu tư trái phiếu theo quy định của Quỹ cũng giúp cho việc phân bổ và hạn chế rủi ro so với nắm giữ toàn bộ một loại trái phiếu..
Tuy nhiên đó cũng là lý do mà lãi suất kỳ vọng cho khoản đầu tư có thể khiểm tốn hơn so với việc đầu tư trực tiếp vào trái phiếu, ngoài ra nhà đầu tư còn phải trả cho Công ty quản lý quỹ những mức phí cố định theo thỏa thuận sử dụng dịch vụ ban đầu, các loại phí này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến kỳ vọng sinh lời của khoản đầu tư so với đầu tư trực tiếp trái phiếu.
So sánh đầu tư trái phiếu trực tiếp với đầu tư gián tiếp cho cùng một số tiền đầu tư
STT | ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP | ĐẦU TƯ QUA CCQ MỞ |
1 | Nhà đầu tư phải tự lựa chon trái phiếu DN tốt để đầu tư, tự tìm hiểu các thông tin và kiểm tra lại các thông tin cụ thể (không chỉ bằng các văn bản công bố có đóng dấu). | Nhà đầu tư ủy quyền cho một tổ chức – ở đây là quỹ để lựa chọn đầu tư các loại trái phiếu đầu tư |
2 | Lãi suất kỳ vọng cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng thông thường. | Lãi suất kỳ vọng có thể đạt cao hơn lãi suất ngân hàng nhưng có thể không được bằng lãi suất kỳ vọng theo đầu tư trực tiếp (do quỹ phải phân bổ đầu tư từng loại trái phiếu khác nhau, lãi suất khác nhau, chi phí quản lý quỹ ….) |
3 | Thông tin về hoạt động doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể cập nhật trễ | Thông tin về hoạt động doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể nhanh hơn nhà đầu tư cá nhân (do mức độ chuyên nghiệp giữa nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân) |
4 | Kiểm soát thông tin tài sản đảm bảo trái phiếu hầu như là tin tưởng với văn bản đã có | Ngoài kiểm soát thông tin tài sản đảm bảo trái phiếu bằng văn bản. Vì là tổ chức nên quỹ có khả năng định giá độc lập, và đánh giá được thanh khoản của tài sản đảm bảo trái phiếu. |
5 | Quyết định rút đầu tư/chuyển đổi thành tiền nhanh hơn: Khi có nhu cầu rút có thể lựa chọn phương án nhanh nhất. | Việc chuyển đổi/bán chứng chỉ quỹ hiện tại thì cố định định kỳ một ngày cố định trong tuần/tháng. |
6 | Các thông tin doanh nghiệp không dễ dàng kiểm tra và cập nhật. | Các thông tin quỹ minh bạch, có báo cáo NAV hàng tuần và được các cơ quan quản lý theo quy định chặt chẽ: Quản lý tách bạch tiền nhà đầu tư, tách bạch quyền sở hữu, các giao dịch đều được đối chiếu, có báo cáo. |
Trang tham khảo:
2. https://www.vcbf.com/quy-mo/cac-quy-mo/
3. http://www.mbcapital.com.vn/vi/capital/Quy-dau-tu-trai-phieu-MB-Capital-Viet-Nam-2#section-2
4. https://info.tcbs.com.vn/quy-trai-phieu-techcom/
5. https://vietcombank.com.vn/News/Vcb_News.aspx?ID=6626
6. Bản cáo bạch phát hành trái phiếu VCB 2016
Mình đang tìm hiểu để mua trái phiếu của DN BDS (ví dụ: TTC Land, Sunshine…) theo mình biết các cty phát triển BDS đang đua nhau phát hành trải phiếu để tăng nguồn vốn. Tuy nhiên, mình không biết phải tìm hiểu, chọn lọc thế nào cho đúng cách. Anh tư vấn cho mình với nhé. Thanks anh!
bạn có thể ibx cho mình qua số zalo 0907153568
Alô a có thể tư vẫn cho e cách mua trai phiêu đc ko ạ
Bác để lại số điện thoại hoặc kết bạn Zalo em nhé 0907153568 – Khuong Nguyen
Mình đang muon đâu tư vào trái phieu mà ko biet bắt đầu từ đâu và cần bao nhiêu vốn
Đầu tư trái phiếu cần nhiều vốn nha bạn. Bạn cũng có thể bắt đầu ít vốn, nhưng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đợt nên không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được. Trong các đợt phát hành các doanh nghiệp thường bán cho các nhà đầu tư tổ chức vì họ thường mua số lượng lớn. Nhà đầu tư cá nhân sẽ được ưu tiên mua nếu trái phiếu phát hành không bán hết cho các nhà đầu tư tổ chức.
Anh muốn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp em làm ơn tư vấn choa anh với cảm ơn em nhiều
Hiện đang có sản phẩm trái phiếu bên VPBank khá ổn nha anh. Anh liên hệ với em qua Zalo này để em tư vấn nha 0907153568 – Khuong Nguyen. Trong nội dung kết bạn ghi giúp em “Đầu tư trái phiếu”
Nhà đầu tư cá nhân đầu tư mua trái phiếu số lượng 10/1 lần có được không, mua ở đâu?
Được nha anh! Nếu anh quan tâm em có thể giới thiệu cho anh vài nơi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tốt. Hiện tại em đang đầu tư bên VPBank lãi suất 8,4%/năm và linh hoạt hơn tiền gửi nhiều. Anh có thể gọi số này cho em 0907153568 gặp Khương để em tư vấn cho anh cách đầu tư!