FED tăng lãi suất tác động đến tài sản của bạn như thế nào?
Đầu tháng 5 vừa qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ – FED đã công bố về đợt tăng lãi suất lớn nhất trong hơn 20 năm với kỳ vọng kéo giảm lạm phát. Vậy FED tăng lãi suất tác động đến tài sản của bạn như thế nào?
Xem thêm: Đầu tư vào dầu mỏ liệu có phải là ý tưởng hay trong giai đoạn này?
Tại sao FED tăng lãi suất?
Tác động từ dịch bệnh, chiến sự tại Ukraine đã khiến tình hình lạm phát gia tăng trong năm 2022. Người dân Hoa Kỳ đang đối mặt với việc chi phí sinh hoạt gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như khí đốt và điện nước.
Trong nhiều tháng qua, FED cho rằng áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao của Mỹ (cao nhất trong bốn thập kỷ) là điều cần thiết.
Tại cuộc họp đầu tháng 5, FED đã quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang từ 0,75% lên 1,00%. Tuy nhiên không dừng lại ở đây, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng FED rất có thể sẽ thực hiện thêm 5 lần tăng lãi suất nữa trong năm 2022, đưa lãi suất huy động vốn của lên trên 2,5% hoặc thậm chí là 3% vào cuối năm.
Mặc dù vậy, việc quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ tạo thách thức lớn vì nếu tăng lãi suất quá cao thì có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Sẽ mất một thời gian để xem liệu việc tăng lãi suất có thể kiểm soát tốt lạm phát hay không. Nhưng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn có thể ngay lập tức ảnh hưởng đến tài sản của bạn, từ khả năng đi vay cho đến lãi suất tài khoản tiết kiệm của bạn.
FED tăng lãi suất tác động đến tài sản của bạn như thế nào?
Tác động đến thị trường chứng khoán
Việc tăng lãi suất của FED sẽ có tác động đến thị trường chứng khoán, trực tiếp nhất là tại Mỹ. Tuy nhiên hiện nay, thị trường chứng khoán toàn cầu thường diễn biến chung xu hướng nên việc thị trường chứng khoán Mỹ diễn biến tiêu cực hay tích cực cũng sẽ khiến giá cổ phiếu trong nước bị ảnh hưởng.
Trong ngắn hạn, việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. khi các nhà giao dịch có thể nhanh chóng bán cổ phiếu và chuyển sang các khoản đầu tư phòng thủ hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy về dài hạn thị trường chứng khoán vẫn có thể tăng trong một số trường hợp khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ. Phân tích chỉ số Dow Jones trong 5 chu kỳ tăng lãi suất gần đây nhất (dài hạn), ba chỉ số thị trường chứng khoán hàng đầu chỉ giảm trong 1 chu kỳ tăng lãi suất (từ tháng 6/1999 đến tháng 1/2001).
Lãi suất thẻ tín dụng trở nên đắt hơn
Việc FED tăng lãi suất sẽ khiến khoản nợ thẻ tín dụng của bạn trở nên đắt hơn. Bạn không nên nghĩ rằng việc đó chỉ ảnh hưởng đến người dân Mỹ.
Trong xu hướng chung toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lạm phát gia tăng và việc tăng lãi suất giống như FED đã làm là khó tránh khỏi. Khi đó, lãi suất huy động vốn cao hơn đồng nghĩa với việc chi phí vay đắt hơn và tất nhiên các ngân hàng sẽ tăng lãi suất đối với các khoản vay tiêu dùng.
Vốn vay trở nên đắt đỏ hơn
Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ tác động trực tiếp đến lãi suất cho vay mua nhà.
Nếu bạn có một khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh hoặc hạn mức tín dụng sở hữu nhà, lãi suất bạn phải trả cũng có thể sẽ tăng lên. Lãi suất thực tế dựa trên người cho vay cá nhân của bạn, hồ sơ tín dụng của bạn và quy mô khoản trả trước của bạn.
Việc tăng lãi suất giúp các tài khoản tiết kiệm tăng lợi nhuận
Lãi suất tăng là một thông tin tốt cho những người gửi tiết kiệm, nhưng có thể phải mất một thời gian bạn mới thấy các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi.
Tuy nhiên, lãi suất tăng nhanh và cao hay thấp sẽ thuộc vào ngân hàng bạn gửi tiền. Các ngân hàng nhỏ hơn thường cung cấp lợi suất cao hơn các ngân hàng lớn và có thể tăng lãi suất nhanh hơn vì họ phải cạnh tranh để có được tiền gửi.
Gửi tiền mặt của bạn tại một ngân hàng nhỏ có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn nếu bạn đang tìm kiếm lợi tức cao hơn, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát gia tăng.