Có nên đầu tư vào đô la Mỹ trong giai đoạn này- Dự đoán giá của đồng đô la trong năm 2023
Lạm phát đang ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người hơn bao giờ hết, các chi phí không ngừng tăng lên. Theo các chuyên gia kinh tế thì giá cả sẽ có thể cao hơn và kéo dài sang năm tới. Trong giai đoạn này, đồng đô la Mỹ tăng kỷ lục, trong khi giá vàng giảm, quay trở lại mức giá 1.651 USD/ounce. Liệu rằng đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp theo, và các nhà đầu tư có nên đầu tư vào đô la Mỹ trong giai đoạn này hay không? Bài viết, sẽ đưa có công cụ, giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường ngoại hối trong năm 2023.
Tại sao đồng đô la Mỹ lại tăng giá
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đồng loạt tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Cuộc khủng hoảng tài chính này có thể sẽ đưa thế giới tiến tới một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Mặc dù, việc tăng lãi suất liên tục từ các ngân hàng trung ương trong năm nay vẫn không đủ sức đưa lạm phát toàn cầu trở lại mức bình thường trước đại dịch.
Việc tăng lãi suất của Fed nhằm ngăn chặn lạm phát cao đã thúc đẩy lợi suất, khiến đồng đô la Mỹ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn làm cho hàng hóa bằng đô la trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và có xu hướng đè nặng lên dầu và các tài sản rủi ro khác.
Việc lạm phát tăng và có thể kéo dài bao lâu thì không ai có thể đoán trước được. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động đến thị trường ngoại hối như việc Fed tăng lãi suất, sức mạnh của đồng đô la, và cuộc chiến ở Ukraine – đã khiến các nhà giao dịch tìm kiếm một điều gì đó chắc chắn hơn để bảo vệ tài sản của mình.
Ngoài vàng thì đồng đô la Mỹ cũng được xem là một trong những loại tiền tệ “ trú ẩn an toàn” hàng đầu thế giới với 76% dự trữ tiền tệ toàn cầu. Cho đến nay đồng tiền này vẫn là lựa chọn ưa thích của nhiều nhà đầu tư.
Đặc điểm độc đáo của đồng đô la Mỹ di chuyển theo hướng ngược lại với giá vàng. Hai công cụ này là hình ảnh phản chiếu gần như là hoàn hảo của nhau, có nghĩa là khi giá trị của đô la Mỹ giảm giá vàng tăng, và khi đô la Mỹ tăng giá thì giá vàng giảm.
Mối tương quan này mặc dù không hoàn hảo vì trong thời kỳ chính trị bất ổn các nhà đầu tư thường thích những thứ cứng cáp hơn như vàng.
Nhưng khi bạn đã thích đồng bạc xanh này thì cũng không thể bỏ qua nó đúng không các bạn! Vậy cách nào để dễ dàng theo dõi biến động giá của đồng bạc này?
Lý do phải theo dõi sự biến động giá của đồng đô la Mỹ
Để hiểu cách giao dịch tiền tệ hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải nắm vững các đặc điểm kinh tế của các loại tiền tệ được giao dịch. Khi hiểu được các đặc điểm hoặc tính chất của tiền tệ sẽ giúp các nhà giao dịch hiểu được yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá hoái đoái trên cơ sở ngắn hạn và dài hạn.
Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Có thị trường vốn và thị trường thu nhập cố định lớn nhất và thanh khoản nhất thế giới, các nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua vào tài sản của Mỹ. Khi đồng đô la Mỹ yếu sẽ khuyến khích xuất khẩu nhiều hơn, trong khi đồng đô la mạnh hơn có thể kiềm chế nhu cầu của nước ngoài đối với hàng hóa Mỹ.
Fed là cơ quan quản lý chính sách tiền tệ của Mỹ và Fed chịu trách nhiệm thiết lập, thực hiện chính sách tiền tệ. Nhiệm vụ của Fed ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững về mặt dài hạn. Để tuân thủ các mục tiêu này Fed phải sử dụng chính sách tiền tệ để hạn chế lạm phát, thất nghiệp và đạt được sự cân bằng trong tăng trưởng.
Vậy nhà đầu tư cần nắm những gì để theo dõi sự biến động giá của đồng đô la?
Theo dõi chỉ số Đô la Mỹ ( dollar Index – ký hiệu DXY): Theo sát chỉ số USD index như một thước đo độ mạnh hoặc yếu chung của đồng đô la.
Mặc dù, chỉ số này không phản ánh chính xác hoạt động thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, DXY được theo dõi chặt chẽ và giao dịch tích cực. Như chúng ta đã biết thị trường chứng khoán có mối quan hệ mật thiết với tiền tệ của quốc gia đó.
Nếu thị trường chứng khoán đang tăng, đô la đầu tư từ nước ngoài sẽ được đưa vào để nắm bắt cơ hội. Nếu thị trường chứng khoán giảm, các nhà đầu tư trong nước sẽ bán cổ phẩn của họ tại các công ty trong nước và tìm kiếm các cơ hội ở nước ngoài.
Đầu tư vào đô la Mỹ thì cần các chỉ báo kinh tế nào
Dữ liệu kinh tế luôn quan trọng, các dữ liệu này có xu hướng tác động lớn đến tiền tệ
Việc làm: bảng lương phi nông nghiệp- Nonfarm payrolls NFP
Là chỉ số quan trọng nhất và được theo dõi rộng rãi nhất trên lịch kinh tế. Tầm quan trọng của nó là do ảnh hưởng bởi chính trị thay vì lý do kinh tế thuần túy, vì Fed chịu áp lực nghiêm ngặt để kiểm soát thất nghiệp. Do đó, chính sách lãi suất chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện việc làm.
Báo cáo này được phát hành vào ngày thứ 6 đầu tiên hàng tháng, các nhà giao dịch ngoại hối sẽ ngay lập tức tập trung vào số việc làm phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập trung bình mỗi giờ. Tuy nhiên bất kỳ sửa đổi hoặc điều chỉnh nào theo mùa cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng của đồng đô la Mỹ đối với báo cáo tổng thể.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Là thước đo chính của lạm phát. Chỉ số đo lượng giá trên một giỏ hành tiêu dùng cố định. Chỉ số ngày được các thị trường FX theo dõi rộng rãi khi thúc đẩy nhiều hoạt động vì tăng trưởng việc làm và lạm phát là chìa khóa cho chính sách tiền tệ.
Doanh số bán lẻ
Chìa khóa để tăng trưởng là chi tiêu của người tiêu dùng và vì lý do này, báo cáo doanh số bán lẻ cũng góp phần lớn vào sự dịch chuyển của thị trường. Chỉ số doanh số bán lẻ đo lường tổng số hàng hóa được bán bằng cách lấy mẫu của các cửa hàng bán lẻ trong suốt một tháng, chỉ số này được sử dụng như một thước đo tiêu dùng và niềm tin của người tiêu dùng.
Mặc dù doanh số bán lẻ có thể khá biến động do tính thời vụ, nhưng đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với sức khỏe nền kinh tế cũng như yếu tố đố đầu vào quan trọng cấu thành nên GDP.
ISM phi sản xuất và ISM sản xuất
Các báo cáo phi sản xuất và sản xuất hàng tháng do Viện quản lý cung ứng công cố cũng rất quan trọng vì nò thường cung cấp thông tin mới nhất về hoạt động trong nền kinh tế.
Chỉ số ISM phi sản xuất đặc biệt quan trọng vì Mỹ là nền kinh tế dịch vụ và thông thường báo cáo này được công bố trước các bảng lương phi nông nghiệp và thành phần việc làm của ISM phi sản xuất có thể cung cấp manh mối sớm về sức khỏe của thường lao động.
Niềm tin người tiêu dùng
Đo lường cách các nhà cá nhân cảm nhận về nền kinh tế. Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên được xem là tiền đề để chi tiêu và tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Chỉ số giá sản xuất PPI
Đo lường sự thay đổi trung bình về giá bán mà các nhà sản xuất trong nước cho sản phẩm của họ. PPI theo dõi sự thay đổi về giá của gần như mọi ngành sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế trong nước bao gồm nông nghiệp, điện và khí đốt tự nhiên, lâm nghiệp, thủy sản, sản xuất và khai thác mỏ.
Thị trường ngoại hối có xu hướng tập trung vào chỉ số giá sản xuất của hàng hóa thành phẩm được điều chỉnh theo mùa và cách chỉ số phản ứng trên cơ sở hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là thước đo tổng sản lượng và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ. Việc công bố sơ bộ GDP, diễn ra vào tháng sau khi mỗi quý kết thúc. Các bản công bố khác của GDP thường không đáng để trừ khi có sự thay đổi lớn.
Thương mại quốc tế
Cán cân thương mại quốc tế thể hệ sự khác biệt giữa xuất khẩu và nhập khẩu ngoại thương hàng hóa và dịch vụ. Các nhà giao dịch có xu hướng tập trung vào số liệu thương mại được điều chỉnh mùa trong thời gian 3 tháng vì thời gian giao dịch một tháng được coi là không ổn định và kém tin cậy.
Chỉ số chi tiêu cho lao động ECI
Dựa trên một cuộc khảo sát về bảng lương của người sử dụng lao động trong tháng thứ 3 của quý cho giai đoạn thanh toán lương kết thúc vào ngày thứ 12 của tháng. Mặc dù, phản ứng với ECI thường không đáng kể vì nó tương đối ổn định, Nhưng cần lưu ý rằng đây là một trong những chỉ số yêu thích của Cục dự trữ liên bang.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số đo lường khối lượng sản phẩm sản xuất hàng tháng của các nhà máy, mỏ khai thác và các công ty tiện ích của Mỹ. Chỉ số được chia theo loại ngành và loại thị trường. Thị trường ngoại hối tập trung chủ yếu vào sự thay đổi hàng tháng được điều chỉnh theo mùa trong con số tổng hợp. Sự gia tăng trong chỉ số thường là tạo tác động tích cực cho USD.
Dữ liệu dòng lưu chuyển vốn quốc tế của bộ tài chính TIC
Dữ liệu dòng lưu chuyển vốn quốc tế dữ liệu TIC của bộ tài chính đo lường dòng vốn vào Mỹ hàng tháng. Việc công bố dữ liệu kinh tế này đã trở nên ngày càng quan trọng trong vài năm qua kể từ khi tài trợ cho thâm hụt của Mỹ đang trở thành một vấn đề. Bên cạnh con số công bố, thị trường cũng rất chú ý đến các dòng vốn chính thức, đại diện cho nhu cầu đối với trái phiếu chính phủ Mỹ của các ngân hàng trung ương nước ngoài.
Kết luận
Để theo dõi các chỉ báo kinh tế dành cho đồng đô la Mỹ, bạn có thể tìm thêm thông tin tại các trang sau:
Để nhận định được tiềm năng tương lai cho đồng này có tiếp tục tăng hay không thì không nên bỏ qua chỉ báo trên nhé. Một vài tips nhỏ dành cho các bạn nhằm đối phó với lạm phát trong giai đoạn này:
– Hãy điều chỉnh ngân sách của mình: nên tiêu vào việc gì, hoặc nên cắt giảm những hóa đơn không cần thiết.
– Tăng quỹ khẩn cấp trong vòng 3 đến 6 tháng đề phòng các trường hợp bất ngờ xảy ra như hư xe, ốm đau hoặc mất việc.
– Tiếp tục đầu tư đây là cách tốt nhất để bạn theo kịp hoặc thậm chí vượt xa lạm phát.
– Và cuối cùng là đừng mắc nợ nhiều hơn, đủ khả năng thanh toán.
Xem thêm:
Yếu tố thúc đẩy sự chuyển động của tiền tệ trên thị trường ngoại hối