Các nhà đầu tư thuộc thế hệ gen Y gen Z tại Hoa Kỳ đối mặt với khủng hoảng tài chính như thế nào?
Nếu như cách đây 2 năm, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán mới tăng lên nhanh chóng, nhưng đến thời điểm này thì các tài khoản đầu tư bị đóng cũng không ngừng gia tăng. Nhất là các nhà đầu tư thuộc thế hệ gen Y và gen Z. Thế hệ đang ở trong độ tuổi lao động chính của xã hội, họ đang đối mặt với lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đang nhận thấy rõ nét nhất về khả năng suy thoái của nền kinh tế. Các nhà đầu tư thuộc thế hệ gen Y gen Z tại Hoa Kỳ đối mặt với khủng hoảng tài chính ra sao? Và đâu là nguyên nhân làm cho họ phải đóng tài khoản đầu tư của mình.
Nhà đầu tư thuộc thế hệ gen Y gen Z tại Hoa Kỳ đối mặt với khủng hoảng tài chính ra sao
Hậu covid, thị trường chứng khoán biến động không ngừng bởi sự bất ổn xung quanh tỷ giá và lạm phát, điều này làm thị trường chìm trong sắc đỏ.
2022 có thể sẽ là một năm đầy khó khăn đối với thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và nhiều nhà đầu tư đang cảm thấy bất ổn đã đóng tài khoản đầu tư do lo ngại về lạm phát và cũng như biến động từ thị trường có thể sẽ làm mất đi số tiền lớn mà họ đã bỏ vào thị trường.
Nếu các nhà đầu tư vẫn duy trì tài khoản, thì họ chuẩn bị đón nhận một đợt tăng lãi suất lớn tiếp theo từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Theo Fed thì lãi suất này sẽ tăng thêm lên 4% đến tháng 12 và sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Hiện tại, lạm phát vẫn đang ở gần mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại và chỉ số S&P 500 đã giảm gần 20% .
Trong vòng 12 tháng qua, gần 1/5 người nhà đầu tư đã đóng tài khoản giao dịch hoặc môi giới của mình và hầu hết họ thuộc thế hệ Y và thế hệ Z theo kết quả một cuộc khảo sát của Ally với 900 nhà đầu tư.
Đây là các nguyên nhân dẫn tới các nhà đầu tư phải đóng tài khoản giao dịch
– Họ cho rằng khi lạm phát ngày càng tăng thì khả năng đóng thuế càng cao. Theo khảo sát thì có gần 40% nhà đầu tư đã bán đi một số hoặc tất cả các khoản đầu tư của mình vì lạm phát.
– Sợ mất tiền trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động. Cũng theo kết quả khảo sát thì 31% nhà đầu tư đang lo lắng về điều này.
Mặc dù, các nhà đầu tư phải ‘Bán hết’ tài sản trong danh mục đầu tư có thể dẫn đến hối tiếc. Nhưng các họ vẫn làm vì để duy trì cuộc sống, chi phí sinh hoạt ngày càng cao, mà các quỹ khẩn cấp không có hoặc không đủ.
Như các bạn cũng thấy đa số các tài khoản đóng đều của các nhà đầu tư có độ tuổi từ khoản 40 trở lại, ở cái độ tuổi mà áp lực cuộc sống còn đè nặng trên vai. Ngoài ra, một số nhà đầu tư trẻ, có ít kinh nghiệm đầu tư, thì họ không chịu nổi áp lực từ sự biến động từ thị trường nên họ cũng chọn giải pháp là đóng tài khoản.
Rút tiền mặt, đóng tài khoản sẽ là điều đáng tiếc cho nhiều nhà đầu tư, khi thị trường nhiều biến động đôi khi lại là cơ hội cho bạn kiếm được lợi nhuận. Theo khảo sát từ Magnify Money, khoảng 23% nhà đầu tư thế hệ gen Y và 15% gen Z ước rằng họ được đầu tư nhiều hơn, và khoảng 15% mỗi nhóm cảm thấy hối tiếc vì đã bán một khoản đầu tư của mình.
Kết luận
Hiện tại, đầu tư tài chính được nhiều bạn trẻ lựa chọn để làm công cụ giúp bản thân đạt được mục tiêu của cuộc sống. Dù lạm phát, lãi suất tăng, xung đột chính trị vẫn không thể cản được một số lượng các nhà đầu tư mở tài khoản.
Tuy nhiên, không phải các nhà đầu tư nào cũng có thể chịu được áp lực từ thị trường. Khi bạn có mục tiêu rồi thì cũng có nhiều cách giúp bạn đạt được kết quả mong muốn không chỉ là đầu tư. Tiết kiệm cũng là một cách hay.
(Theo khảo sát của Magnifymoney)