Tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường như thế nào?

71 / 100

Xu hướng thị trường là một khái niệm được sử dụng để mô tả hướng đi chung có thị trường tài chính trong một khoản thời gian nhất định. Và xu hướng này được chia thành 3 loại chính: xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng đi ngang. Xu hướng thị trường được hình thành bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường. Vậy Tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường như thế nào?

Tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường

Và tâm lý của nhà đầu tư ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng của thị trường. Khi nhà đầu tư cảm thấy tự tin và lạc quan về triển vọng của thị trường, họ sẽ thường mua nhiều hơn, góp phần làm tăng giá và hỗ trợ cho xu hướng tăng. Và ngược lại khi nhà đầu tư cảm thấy lo lắng và bi quan về triển vọng của thị trường, họ có thể bán đi các khoản đầu tư của mình, góp phần làm giảm giá và hỗ trợ cho xu hướng giảm.

Dưới đây là các phân tích của Tiến sĩ Elder tác giả cuốn The New trading for Living, tâm lý sẽ ảnh hưởng tới xu hướng giá và phân tích kỹ thuật chính là phân tích tâm lý xã hội với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Theo ông, mỗi mức giá là sự đồng thuận giá trị của các thành viên trên thị trường. Và bất cứ nhà giao dịch nào cũng có thể đưa ra ý kiến bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán, hoặc từ chối giao dịch tại mức giá hiện tại.

Đồ thị là một cửa sổ thể hiện tâm lý của một đám đông. Khi bạn phân tích đồ thị, thực tế bạn đang phân tích hành vi của đám đông giao dịch. Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật (RSI, MACD, Stochastic) giúp cho việc phân tích trở nên khách quan hơn. Các yếu tố tâm lý quyết định đến xu hướng: 

Cảm xúc mãnh liệt

Giá tăng hay giảm là do sự thay đổi mức độ tham lam và sợ hãi của người mua và người bán. Khi xu hướng tăng, bên mua cảm thấy lạc quan và không ngại trả giá cao hơn. Họ mua với giá cao và kỳ vọng giá sẽ còn cao hơn nữa. Còn bên bán thì thấy sợ hãi trong một xu hướng giảm giá, và họ cho rằng mình vừa bán ở mức giá cao. Khi bên mua lạc quan và tham lam đáp ứng được bên đang sợ hãi và muốn phòng thủ, thị trường sẽ tăng giá.

Cảm xúc của bên mua càng mạnh, thị trường càng tăng mạnh giá. Và đợt tăng giá kết thúc khi bên mua bắt đầu đánh mất lòng tham của họ.

Khi giá tuột dốc, bên bán cảm thấy lạc quan và không hề e ngại bán khống tại các mức giá thấp hơn. Bên mua cảm thấy sợ hãi và chỉ đồng ý mua khi giá giảm sâu.

Khi bên bán vẫn cảm thấy mình đang chiến thắng, họ tiếp tục bán tại các mức giá thấp hơn, và xu hướng giảm tiếp diễn. Đợt giảm giá kết thúc khi bên bán cảm thấy thận trọng và từ chối bán ở mức giá thấp hơn.

Tăng giá và giảm giá

Có nhiều trạng thái cảm xúc trên thị trường. Hầu hết mọi người hành động dựa trên nguyên lý “ con khỉ bắt chước những gì nó thấy”. Làn sóng sợ hãi và tham lam tích lũy thành 2 bên bò và gấu.

Mức độ tăng giá thuộc vào việc các nhà giao dịch cảm thấy như thế nào? 

  • Nếu người mua cảm thấy chỉ mạnh hơn đôi chút so với người bán, thị trường tăng chậm
  • Khi họ cảm thấy mạnh hơn nhiều so với người bán, thị trường tăng giá mạnh.

Và công việc của các nhà phân tích kỹ thuật là phát hiện ra khi nào người mua mạnh hơn và khi nào lòng tham biến mất.

Bên bán cảm thấy bị sập bẫy khi thị trường tăng giá, vì lợi nhuận của họ bốc hơi và biến thành các khoản lỗ, Khi phe bán khống đổ xông đóng vị thế, đợt tăng giá có thể diễn ra theo dạng hàm parabol. Nỗi e sợ thường mạnh hơn so với lòng tham. Đợt tăng giá xuất phát từ hành động vị thế của người bán khống thường dẫn tới giá tăng rất nhanh, mặc dù không thể kéo dài.

Thị trường giảm vì nỗi sợ hãi của người mua và lòng tham của người bán. Bình thường, người bán thích bán khống trong các đợt hồi phục, nhưng nếu họ kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều tiền khi giá giảm, họ không ngại bán mạnh hơn trong các đợt giá xuống.

Những người mua sợ hãi chỉ đồng ý mua với giá thấp hơn mức giá hiện tại trên thị trường, Cho đến khi nào người bán khống vẫn còn nhận thấy điều này, họ sẽ tiếp tục bán và giá tiếp tục sụt giảm.

Khi lợi nhuận của người mua tan biến, và chuyển thành thua lỗ. Họ hoảng loạn và bán bằng mọi giá. Họ muốn nhanh chóng thoát khỏi thị trường, thị trường có thể giảm nhanh khi có thể đợt bán hoảng loạn.

Những cú giá sốc

Khi xu hướng tăng, bên mua cảm vui sướng. Xu hướng tăng càng kéo dài, niềm tin của họ càng lớn. Khi người mua kiếm được tiền, họ sẽ bổ sung thêm vị thế mua. Trong khi những người mua mới tham gia thị trường, người bán cảm thấy họ đang bị trừng phạt. Nhiều người bán khống sẽ phải đóng vị thế, chuyển sang mua và gia nhập vào bên mua.

Hành động mua cả những người mua đang cảm thấy hưng phấn và hành động đóng vị thế của người bán khống đang cảm thấy sợ hãi tiếp tục đẩy giá tiếp tục tăng cao hơn. Người mua cảm thấy được tưởng thưởng, trong khi người bán cảm thấy bị trừng phạt. Cả 2 cảm xúc này điều liên quan đến nhau, nhưng chỉ vài nhà giao dịch nhận ra rằng họ đang tạo ra xu hướng tăng giá.

Cuối cùng là một cú sốc giá làn sóng bán tháo xuất hiện trên thị trường, và không có đủ người mua để hấp thụ. Xu hướng tăng kết thúc. 

Cú sốc giá gieo mầm cho sự đảo chiều xu hướng tăng. Thậm chí nếu giá phục hồi và chạm tới các đỉnh cao mới, bên mua vẫn cảm thấy nhút nhát hơn trong khi người bán trở nên mạnh dạn hơn.

Thiếu đi sự dính kết trong nhóm mua và sự lạc quan của người bán khiến cho xu hướng tăng đảo chiều.

Một vài chỉ báo kỹ thuật giúp xác định bằng cách theo dõi mẫu hình gọi là phân kỳ âm. Nó xảy ra khi đạt giá đạt tới các đỉnh cao mới nhưng chỉ báo lại có đỉnh thấp hơn so với mức đỉnh của đột hồi phục trước. Phân kỳ âm đánh dấu sự kết thúc của xu hướng tăng và một số người xem đây là cơ hội tốt để bán khống.

Khi xu hướng giảm, họ cảm thấy rất tự tin, và bổ sung thêm vị thế bán khống, khiến cho xu hướng giảm tiếp tục.

Bên mua mất tiền trong xu hướng giảm, điều làm cho họ cảm thấy tồi tệ, họ bắt đầu rời bỏ vị thế của mình, và một số người sẽ gia nhập vào phe bán. Và hành đônng của họ đẩy cho thị trường giảm xuống sâu hơn.

Cho đến một lúc nào đó, bên bán trở nên tự tin và bên bán cảm thấy nản lòng, Bất ngờ, một cú sốc giá xuất hiện. Một làn sóng mua đẩy văng tất cả lệnh bán và giúp cho thị trường tăng giá.

Cú sốc giá gieo mầm cho sự đảo ngược xu hướng giảm hiện tại vì bên bán cảm  thấy sợ hãi và bên mua trở nên mạnh dạn hơn. Thậm chí khi bên bán hồi phục và giá giảm xuống đáy mới, một số chỉ báo kỹ thuật sẽ giúp xác định sự suy yếu của họ bằng cách theo dõi mẫu hình phân kỳ dương. Điều này xảy ra khi giá giảm xuống mức đáy thấp hơn nhưng chỉ báo tạo ra đáy cao hơn so với lần giảm trước. Phân kỳ dương giúp xác định cơ hội mua tốt nhất.

Tâm lý xã hội

Tự do sẽ khiến cho hành vi xã hội trở nên khó đoán. Hành vi nhóm trở nên nguyên thủy hơn và dễ dàng theo dõi. Khi bạn phân tích thị trường, bạn đang phân tích hành vi nhóm. Bạn cần xác định xu hướng mà nhóm đang đi và sự thay đổi đối với tốc độ của họ.

Nhóm sẽ nhấm chìm bạn và xóa đi những ý kiến đánh giá của bạn. Vấn đề đối với hầu hết các nhà phân tích là họ bị tác động bởi cảm xúc nhóm khi họ đang cố gắng phân tích thị trường.

Khi xu hướng tăng giá kéo dài càng lâu, nhiều nhà phân tích sẽ rơi vào tâm lý lạc quan đang tạo thịnh hành, và lờ đi các tín hiệu nguy hiểm và bỏ lỡ các điểm đảo chiều xu hướng.

Khi xu hướng giảm kéo dài, các nhà phân tích bị tác động bởi tâm lý bi quan đang bao trùm và lờ đi các tín hiệu tăng giá, Điều này giải thích tại sao việc viết ra kế hoạch là rất hữu ích khi phân tích thị trường, Chúng ta phải quyết định trước tín hiệu gì của chỉ báo sẽ cần phải quan sát , chúng ta sẽ giải thích chúng như thế nào và chúng ta sẽ hành động ra sao.

Các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng một vài công cụ để theo dõi mức độ cảm xúc đám đông, Họ quan sát khả năng đám đông phá vỡ các giá giá hỗ trợ và kháng cự gần nhất. 

Kết Luận

Để giao dịch thành công không thể một sớm một chiều, mà là một quá trình dài để học tập và nghiên cứu. Theo Richard Wyckoff trong cuốn sách Stock Market Technique Number 1 khuyên rằng” Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là lệnh dừng lỗ”. Jesse Livermore  trong cuốn sách How to Trade in Stock “ Các mẫu hình chuyển động giá luôn lặp lại. Chúng lặp đi lặp lại theo thời gian với một chút biến đổi. Điều này là vì thị trường chứng khoán vận hàng bởi con người, mà bản chất con người thi không bao giờ thay đổi”. Và O’Neil từng nói : Lích sử sẽ tự lặp lại hết lần này đến lần khác vì bản chất con người sẽ vẫn mãi như thế”.

Xem thêm

Hướng dẫn cách dùng chỉ báo RSI 80-20 (Test đúng 100%)

Chiến lược giao dịch đỉnh cao sử dụng chỉ báo MACD | Kiếm vài trăm pip/lệnh là chuyện nhỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *