Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và Forex – Phần 1

94 / 100

Tại sao có khoảng 80% nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường chứng khoán/Forex lại chọn phân tích kỹ thuật? Liệu phân tích kỹ thuật có dễ dàng và bạn có thể kiếm lời nhờ nó hay không?

phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

Chào mừng các bạn quay lại với vnsmartvision.com.

Thật sự thì các bạn muốn bước chân vào nghiệp đầu tư thường suy nghĩ xem làm cách nào để kiếm tiền thật nhanh trên thị trường. Nhưng chính suy nghĩ đó của các bạn sẽ giết chết bạn đấy.

Do đó muốn kiếm được tiền trên thị trường thì bạn cần phải đi từng bước 1, thị trường là 1 thế giới thực, và trên thị trường có đủ các hạng người, thứ bạn cần trên thị trường không phải là sự thông minh mà là sự kiên trì.

Vậy nên, nếu không phải là người kiên trì bạn có khả năng thất bại là rất cao. Mình thì không muốn điều đó diễn ra chút nào.

Và nếu bạn không phải là một người kiên trì và kỷ luật, thì tốt nhất bạn nên học điều đó đầu tiên.

Thường thì các bạn hay bị mê hoặc bởi một nhà đầu tư thành công. Chính xác là như vậy, mình đoán rằng 80% các bạn lần đầu tiên tiếp cận với chứng khoán sẽ “quyết định” rằng mình sẽ trở thành một nhà đầu tư cơ bản.

Nhưng sự thật có phải như vậy không? Chắc chắn là không. Mình cũng đoán rằng 80% trong số những bạn chọn phân tích cơ bản sẽ bị mê hoặc bởi các trader và chạy theo phương pháp phân tích kỹ thuật.

Vì sao lại như thế? Ban đầu bạn chưa hiểu về chứng khoán, bạn muốn mình là một nhà đầu tư thật sự, lý trí chiếm trọn cảm xúc của bạn.

Nhưng sau đó, các bảng điện tử, giá lên xuống hàng ngày khiến trái tim của bạn thay đổi. Tâm lý và cảm xúc đã làm việc thay cho lý trí của bạn.

Giống như việc bạn xem trên tivi và cảm thấy không ưa lắm cô gái xinh đẹp vừa đoạt vương miện hoa hậu. Tuy nhiên, khi cô ấy tiếp xúc với bạn một thời gian, bạn lại ngất ngây trước vẻ đẹp ấy và quên đi trước kia mình đã nghĩ gì.

Vì lý do này, mình sẽ hướng dẫn các bạn đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật trước. Vì đa số những người bước chân vào, hoặc mới bước chân vào một thời gian ngắn đều chọn phương pháp này.

Đôi nét về phân tích kỹ thuật

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng phân tích kỹ thuật chỉ là tên gọi của một phương pháp đầu tư rất cơ bản. Đơn giản phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về giá thông qua các dạng đồ thị nhằm đầu tư hiệu quả hơn.

Nếu bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Hôm nay tôi có nên mua chứng khoán không? Ngày mai, tuần tới hay năm tới giá chứng khoán sẽ như thế nào?” thì mình e rằng các bạn sẽ thất vọng. Tuy nhiên nếu bạn kỳ vọng phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động đầu tư thì mình tin các bạn sẽ hài lòng.

Nguồn gốc của phân tích kỹ thuật hiện đại xuất phát từ lý thuyết Dow do Charles Dow phát triển vào khoảng năm 1900. Lý thuyết Dow tập trung vào sự biến động của giá, tạo nền tảng cho việc phát triển phương pháp đầu tư hoàn toàn mới.

Phân tích kỹ thuật bao gồm một số nguyên lý cơ bản như giá dịch chuyển theo xu hướng, giá phản ánh mọi thông tin, các tín hiệu xác nhận và phân kỳ, khối lượng phản ánh sự thay đổi xu hướng của giá và ngưỡng hỗ trợ, kháng cự thông qua các đồ thị.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các máy tính và phần mềm trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật và giúp các nhà đầu tư cá nhân tiếp cận dễ dàng với phương pháp này. Và bạn cũng thế!

Do trong phân tích kỹ thuật thì các yếu tố nền tảng là như nhau. Nên khi mình nhắc đến chứng khoán trong phân tích kỹ thuật điều đó đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể áp dụng kiến thức phân tích này cho thị trường ngoại hối (Forex) hoặc thị trường hàng hóa (Vàng, Dầu thô…).

​Vì vậy kể từ đây đến hết seri hướng dẫn này, khi mình nhắc đến chứng khoán các bạn cứ ngầm hiểu rằng nó cũng có thể áp dụng được cho các cặp tiền tệ trên thị trường Forex hoặc hàng hóa như vàng và dầu thô trên thị trường hàng hóa và ngược lại.

Một số khái niệm cơ bản về phân tích kỹ thuật

Các thông số giá

Phân tích kỹ thuật gần như hoàn toàn dựa trên phân tích giá và khối lượng giao dịch.

Giá mở cửa: Là mức giá giao dịch đầu tiên trong ngày. Ở thị trường Việt Nam, giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên trước đó.

Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất của một chứng khoán trong ngày.

Giá đóng cửa: Là giá khớp cuối cùng của chứng khoán trong ngày.

Khối lượng giao dịch: Là số lượng cổ phần được giao dịch trong kỳ.

Giá chào mua: Là mức giá mà một nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để mua một chứng khoán.

Giá chào bán: Là mức giá mà một nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận bán một chứng khoán.

Hãy xem hình vẽ mô tả sau.

Biểu đồ hình nếnBiểu đồ hình nến

Mô hình nến Nhật minh họa giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất…

Đồ thị

Bạn thường nghe các nhà đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật nói câu “Một hình vẽ thật sự đáng giá ngàn từ”. Họ hoàn toàn đúng vì trong phân tích kỹ thuật thì đồ thị là nền tảng.

Có các dạng đồ thị cơ bản:

Đồ thị dạng đường: Thường sử dụng giá đóng cửa, là loại đồ thị đơn giản nhất cho chúng ta biết cái nhìn thông suốt và dễ hiểu về giá chứng khoán.

Biểu đồ dạng đường BTC/USD

Đồ thị dạng cột: Đồ thị dạng cột thể hiện giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. Đây là loại đồ thị chứng khoán phổ biến nhất.

Biểu đồ dạng cột BTC

Phần trên cùng của cột thể hiện giá chứng khoán cao nhất trong ngày, phần dưới cùng của cột thể hiện mức giá thấp nhất, vạch nằm ngang bên phải thể hiện giá đóng cửa, vạch nằm ngang bên trái của cột thể hiện mức giá mở cửa.

Đồ thị khối lượng giao dịch dạng cột: Khối lượng giao dịch thường được thể hiện bằng đồ thị dạng cột ở phần dưới biểu đồ giá.

Biểu đồ BTC/USD kèm khối lượng giao dịch

Trong hình minh họa khối lượng chỉ số HNX Index được biểu thị bằng các cột màu xanh dương dưới biểu đồ hình nến

Khung thời gian

Bất kể khung thời gian của dữ liệu trong các đồ thị là như thế nào (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm…) thì các nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật vẫn không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên thông thường, khi khung thời gian càng ngắn thì chúng ta càng khó dự đoán biến động giá và khó tìm kiếm lợi nhuận. Những khó khăn xuất phát từ các khung thời gian ngắn hơn chính là việc chúng ta có ít thời gian để đưa ra quyết định.

Cách tốt nhất cho các nhà đầu tư mới bước vào thị trường là cố gắng giao dịch ở các khung thời gian dài trước. Dù không phải tất cả những nhà đầu tư ở khung thời gian ngắn đều thất bại, tuy nhiên mình hiếm thấy nhà đầu tư ở khung thời gian ngắn nào thành công mà trước đó chưa trải qua giao dịch trong khung thời gian dài.​

—Khương Nguyễn—

Đón xem phần 2 của seri “Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và Forex” để nắm bắt các kiến thức cơ bản nhưng cực kỳ hiệu quả mà các nhà đầu tư lão luyện trên thế giới đã và đang thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *