Kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng cho người mới làm thẻ
Thẻ tín dụng (Credit Card) đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam khi hoàn toàn có thể thay thế tiền mặt trong các giao dịch mua sắm, thanh toán online, du lịch nước ngoài…
Điều này dẫn đến cuộc đua của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng mở thẻ tín dụng và đặt ra nhiều ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ.
Nhưng hãy cẩn thận nếu bạn không hiểu rõ những quy định của thẻ tín dụng. Có người nói rằng, thẻ tín dụng là thiên thần nếu bạn biết cách quản lý và sử dụng nó, nhưng nó sẽ là ác quỷ nếu bạn sử dụng nó sai mục đích.
Vậy làm thế nào để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả ?
1. Hiểu số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán
Trên bản sao kê hàng tháng mà ngân hàng gửi tới chủ thẻ luôn có thông tin về số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán – tức ngày cuối cùng phải trả cho ngân hàng số tiền tối thiểu.
Số tiền thanh toán tối thiểu cho bạn biết số tiền ít nhất mà bạn phải đảm bảo trả cho ngân hàng, nếu không bạn sẽ bị tính phí trả chậm.
Ngày đến hạn thanh toán: Đa số các ngân hàng tại Việt Nam có ngày đến hạn thanh toán cách ngày sao kê từ 15 – 25 ngày tùy từng ngân hàng.
Giả sử ngày 20 tháng 11 năm 2016 ngân hàng Citibank gửi đến cho khách hàng 1 bản sao kê và yêu cầu thanh toán trước 05/12/2016 trên đó ghi số tiền thanh toán tối thiểu là 3 triệu đồng.
Điều đó có nghĩa là trước ngày 05/12/2016, khách hàng có nghĩa vụ phải “thanh toán ít nhất” là 3 triệu đồng cho ngân hàng. Nếu không, dù chỉ thiếu 1 đồng, bạn cũng sẽ bị ngân hàng áp dụng mức phí chậm thanh toán (thường là 4% trên số tiền thanh toán tối thiểu và có quy định mức tối thiểu – mức tối đa).
2. Biết rõ thời gian ân hạn và cách tính lãi suất thẻ tín dụng
Ưu điểm lớn nhất của thẻ tín dụng có lẽ là bạn được quyền sử dụng tiền của ngân hàng để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ bạn mua với giá ưu đãi và không phải chịu bất kỳ một khoản lãi suất nào trong thời gian quy định miễn lãi của ngân hàng (thường ở Việt Nam số ngày được miễn lãi là từ 15 -25 ngày kể từ ngày sao kê).
Bạn nên tận dụng tối đa lợi điểm này trong các giao dịch mua sắm. Nhưng bằng cách nào?
Giả sử thẻ tín dụng chuẩn của ANZ có ngày sao kê là vào ngày 20/11/2016 và ngày đến hạn thanh toán là ngày 5/12/2016.
Đến ngày 19/11/2016 bạn đang muốn mua một chiếc TV cho nhà bạn, bạn có thể mua nó vào ngày đó. Tuy nhiên, bạn sẽ được sao kê vào ngày hôm sau ngay lập tức. Nếu như vậy bạn chỉ có 15 ngày được miễn lãi suất.
Sẽ là khôn ngoan hơn rất nhiều nếu bạn mua chiếc TV đó vào ngày 21/11/2016. Vì như vậy, chiếc TV mà bạn mua sẽ được sao kê vào ngày 20/12/2016 và phải đến ngày 05/01/2017 bạn mới đến hạn thanh toán. Như vậy bạn có 45 ngày được miễn lãi.
Nhìn vào 2 cách trên, ta có thể thấy, tuy chỉ cách nhau có 2 ngày mua, nhưng số ngày được miễn lãi là chênh lệch nhau rất nhiều. Nếu bạn là một người quản lý tài chính giỏi, bạn cần nắm bắt điều này để mang lại lợi ích cho mình.
Nhưng tại sao số ngày được miễn lãi lại quan trọng? Vẫn ví dụ về chiếc TV, hãy xem 2 cách ra quyết định mang đến cho A và B điều gì?
A: Mua chiếc TV giá 10 triệu đồng, sao kê tín dụng tổng cộng: 10 triệu đồng, ngày đến hạn thanh toán 05/12/2016, số tiền thanh toán tối thiểu: 1,5 triệu đồng.
A không có đủ tiền để thanh toán tất cả 30 triệu đồng, do đó anh ta chỉ thanh toán 1,5 triệu đồng vào ngày 05/12.
Vì lý do này anh ta phải chịu mức lãi suất trả chậm của ngân hàng. Mức lãi này được áp dụng là 2,5%/tháng. Do đó, chỉ tính riêng chiếc TV mà anh ta mua trước đó, anh ta bị mất đến 319 nghìn đồng (từ ngày 20/11/2016 – 05/01/2017).
Vì sao lại là 319 nghìn đồng? Do các giao dịch chậm thanh toán sẽ bị tính lãi kể từ khi ngân hàng giải ngân cho giao dịch đó. Do đó, số tiền lãi được tính từ ngày phát sinh giao dịch (20/11/2016) đến ngày 05/01/2017 sẽ là 5% trên 8,5 triệu đồng trong vòng 1 tháng rưỡi.
Do đó bạn nên cực kỳ lưu ý vấn đề này. Đừng nên hiểu lầm lãi suất sẽ áp dụng tại ngày bạn trả chậm. Nếu không bạn sẽ ân hận vì khoản nợ khổng lồ nhé.
B: Mua chiếc TV trị giá 10 triệu đồng, sao kê tín dụng tổng cộng: 10 triệu đông, ngày đến hạn thanh toán 05/01/2016, số tiền thanh toán tối thiểu: 1,5 triệu đồng.
Vì B chỉ bị tính số tiền mua TV vào ngày 20/12/2016 và có 15 ngày để trả mà không phải mất đồng lãi nào, do đó, vào ngày 05/01/2016 B tiến hành trả nợ mà không mất bất kỳ một đồng nào cho ngân hàng.
Bạn thấy đấy, đó là sự khác nhau của 1 người xem thẻ tín dụng là ác quỷ và 1 người xem thẻ tín dụng là thiên thần.
Đa số các ngân hàng công bố số ngày được miễn lãi (ở Việt Nam thường từ 45 – 55 ngày). Đây là số ngày tối đa, chứ không phải bất kỳ giao dịch nào bạn cũng được miễn lãi bằng đúng số ngày này.
Nhưng nếu khách hàng không thanh toán hết 100% số tiền đã dùng đúng hạn thì mức lãi suất được tính rất cao và nằm trong khoảng 16%-30%/năm. Tuy nhiên, lãi suất này không phải được tính từ ngày trả chậm mà từ ngày khách hàng quẹt thẻ thanh toán.
Do đó, khi xem xét mua hàng, bạn cần đặt nó trong mối liên hệ với ngày ngân hàng sao kê và ngày đến hạn thanh toán. Đó là phương cách tốt nhất bạn sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ hữu hiệu.
Giả sử bạn gái của bạn rủ rê bạn vào 1 nhà hàng sang chảnh Quận 1 vào ngày 19, trong khi bạn biết 20 là ngày sao kê của mình. Hãy nhẹ nhàng mà nói với cô nàng: “Hôm nay anh bận, 2 hôm nữa em nhé”. Chắc nàng cũng không đến nổi nặng nhẹ với bạn đâu.
3. Hạn chế tối đa việc sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền
Trong các tình huống khẩn cấp, đôi khi khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để ứng rút tại các ATM/POS mang biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế.
Tuy nhiên giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng không được các ngân hàng khuyến khích nên thường áp dụng chính sách phí rút tiền rất cao.
Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam áp dụng mức phí rút tiền mặt lên đến 4% số tiền giao dịch (có quy định phí rút tiền tối thiểu và tối đa, tuy nhiên mức tối thiểu cũng lên đến 50.000 đồng).
Vì sao phí rút tiền mặt lại cao như vậy? Đó là vì các tổ chức phát hành thẻ tín dụng đại đa số đều liên kết với VISA hoặc MasterCard, mà các tổ chức này khuyến khích một thế giới không sử dụng tiền mặt. Do đó khi bạn rút tiền, họ sẽ tính phí rất cao.
Nếu không hiểu được điều này thì lỗi là do bạn. Vì khi bạn đã sử dụng thẻ tín dụng rồi thì không lý gì bạn lại quy đổi sang tiền mặt để sử dụng.
Các giao dịch ứng tiền mặt cũng sẽ bị tính lãi ngay kể từ thời điểm thực hiện giao dịch. Và tương tự như lãi suất thanh toán chậm, lãi suất của khoản vay tiền mặt này cũng rất cao.
Kết luận
Thẻ tín dụng kể từ khi ra đời đã thay đổi cuộc sống và mang đến rất nhiều tiện lợi cho mọi người khắp nơi trên thế giới.
Việt Nam đang trong quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới vì thế sử dụng thẻ tín dụng trước sau cũng sẽ trở thành xu hướng tất yếu.
Tuy nhiên, dùng thẻ tín dụng nếu không kiểm soát tốt và hiểu biết về nó sẽ rất dễ rơi vào tình trạng lạm chi thậm chí nợ nần chồng chất.
Do đó để trở thành người tiêu dùng thông minh, người sử dụng thẻ nên cân đối ngân sách chi tiêu hợp lý và luôn ghi nhớ ngày đến hạn để thanh toán đầy đủ và kịp thời, tránh rút và sử dụng tiền mặt để giữ cho thẻ tín dụng luôn là một thiên thần nhỏ xinh trong ví của bạn.
Muôn tra góp the tin dung thi lam sao
đầu tiên bạn phải có thẻ tín dụng.
Cho mình hỏi mình đã kích hoạt thẻ thành công mà k biết lấy mật khẩu ở đâu….k có mật khẩu thì k thể giao dịch mua sắm hoặc rút tiền. Xin cả nhà hỗ trợ
bạn liên hệ tổng đài nhờ hỗ trợ
Cho em hỏi hạn mức thẻ của em là 14 trieu e muốn rút 1 tr thì có tính lãi k và lãi bnhiu
có tính lãi nhen bạn, lãi bao nhiêu thì theo qui định của thẻ bạn đang sử dụng
Thẻ của người khác, e có thể sử dụng rút tiền mặt tại atm, phải làm ntn để có thể rút tiền ạ
bạn nhờ chủ thẻ nghen