Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và Forex – Phần 2

85 / 100

Ngưỡng hỗ trợ/kháng cự và đường xu hướng là 2 trong số 3 công cụ được sử dụng nhiều nhất trong phân tích xu hướng giá cổ phiếu từ trước đến nay.

Giá chứng khoán là kết quả của quá trình mua bán giữa người kỳ vọng thị trường tăng lên và người kỳ vọng thị trường giảm xuống. Bên mua đẩy giá lên cao hơn, trong khi bên bán đẩy giá xuống thấp hơn.

Hãy cùng vnsmartvision tìm hiểu xem cách thức chúng hoạt động như thế nào?

1. Hỗ trợ và kháng cự

ngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VICngưỡng kháng cự của cổ phiếu VIC

Quan sát biểu đồ giá cổ phiếu VIC ở hình minh họa trên chúng ta thấy trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7/2016, bên bán kiểm soát giá và không để giá vượt lên trên vùng giá khoảng 41 nghìn đồng/cổ phiếu.

Điều này có nghĩa là tại mức giá quanh 41 nghìn đồng, bên bán cảm thấy là mức chốt lời hợp lý, là thời điểm thích hợp để bán cổ phiếu này (còn bên mua cảm thấy mức giá 41 nghìn đồng không đáng để đầu tư nên không sẵn sàng mua vào).

Diễn biến giá như trên đã hình thành ngưỡng kháng cự vì bên bán đang khống chế giá.

Ngưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDCNgưỡng hỗ trợ cổ phiếu KDC

Tương tự, hình trên mô tả biểu đồ giá hàng tuần của cổ phiếu KDC. Chúng ta nhận thấy, trong giai đoạn suốt từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2016, tại mức giá khoảng 28 nghìn đồng/cổ phiếu, bên bán tăng cường bán khiến giá không thể tăng cao hơn.

Nghĩa là khi giá tiến đến gần mức này, bên bán tăng cường bán ra (thể hiện bằng các cây nến với thân nến dài), trong khi đó người mua hạn chế mua vào làm hạn chế đà tăng của giá.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBBNgưỡng hỗ trợ và kháng cự của cổ phiếu MBB

Giá là sự đồng thuận giữa bên mua và bên bán. Bên mua kỳ vọng giá sẽ còn tăng, trong khi đó, bên bán kỳ vọng giá sẽ giảm.

Ngưỡng hỗ trợ là mức giá mà hầu hết các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn, còn ngưỡng kháng cự là mức giá mà nhà đầu tư tin rằng giá sẽ quay đầu giảm.

Quan sát biểu đồ hàng ngày của cổ phiếu MBB ta thấy trong giai đoạn từ tháng 6/2014 – 1/2015 giá nằm trong đường kháng cự và hỗ trợ. Khi giá tăng lên vùng 12,5 nghìn đồng/cổ phiếu nó sẽ có xu hướng giảm xuống, còn khi giá chạm vùng hỗ trợ khoảng 11,7 nghìn đồng nó có xu hướng tăng.

Tuy nhiên kỳ vọng nhà đầu tư lại thay đổi theo thời gian. Mặc dù nhà đầu tư không kỳ vọng giá cổ phiếu MBB sẽ vượt mức 12,5, tuy nhiên chỉ 1 tháng sau họ sẵn sàng mua cổ phiếu MBB với giá 14 nghìn đồng???

xu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cựxu hướng giá MBB khi vượt ngưỡng kháng cự

Khi kỳ vọng nhà đầu tư thay đổi, họ thường hành động một cách quyết liệt. Quan sát biểu đồ giá hàng ngày của MBB trong hình trên chúng ta thấy khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự 12,5 khối lượng giao dịch gia tăng đáng kể so với trước đó.

Một khi nhà đầu tư chấp nhận giao dịch cổ phiếu MBB trên mức 12,5 thì càng có nhiều nhà đầu tư mua vào với mức cao hơn (khiến giá và khối lượng cùng tăng)

Tương tự như vậy, những người từng bán ra quanh mức 12,5 cũng kỳ vọng giá tiếp tục tăng và không còn muốn bán ra nữa.

Sự hình thành ngưỡng hỗ trợ, kháng cự là điểm đáng chú ý nhất và xuất hiện thường xuyên nhất trên đồ thị giá.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự có thể bị phá vỡ do sự thay đổi của các yếu tố cơ bản so với kỳ vọng của nhà đầu tư (chẳng hạn công bố báo cáo tài chính vượt dự báo) hoặc đơn thuần do nhà đầu tư tự thay đổi kỳ vọng (nhà đầu tư mua khi thấy giá tăng).

Kết quả là: Kỳ vọng mới dẫn đến mức giá mới.

2. Ngưỡng hỗ trợ thành ngưỡng kháng cự

Ngưỡng kháng cự khi bị phá vỡ sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ mới. Tương tự, ngưỡng hỗ trợ khi bị xuyên thủng sẽ trở thành ngưỡng kháng cự mới.

Quan sát biểu đồ giá hàng ngày của MBB, sau khi phá vỡ ngưỡng kháng cự 12,5 thì ngưỡng này trở thành ngưỡng hỗ trợ mới trong suốt giai đoạn từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2015.

Lý do điều này xảy ra là do lớp nhà đầu tư mới kỳ vọng giá cổ phiếu tăng đang nóng lòng chờ cơ hội mua vào ngay khi cổ phiếu chạm mức 12,5 do trước đó họ không mua vào ở mức dưới 12,5 (do dự báo tình hình không mấy khả quan).

Cần ghi nhớ rằng, ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là một vùng giá. Để đơn giản hóa phân tích mình nhắc đến số 12,5 hay 11,7 hơi nhiều, nhưng các bạn nên biết rằng, khi nhắc đến ngưỡng hỗ trợ/kháng cự thì nghĩa là mình đang nói đến vùng giá quanh 11,7 và 12,5.

Tương tự như trường hợp ngưỡng kháng cự bị phá vỡ, một khi ngưỡng hỗ trợ bị xuyên thủng, nhà đầu tư thường cố gắng hạn chế tổn thất bằng cách bán ra (kỹ thuật dừng lỗ), do đó ngưỡng hỗ trợ trước đây, nay là ngưỡng kháng cự mới thường rất khó bị phá vỡ.

Hiện tượng ngưỡng hỗ trợ trở thành ngưỡng kháng cự và ngược lại cực kỳ thường xuyên diễn ra. Điều đầu tiên mà các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật làm khi tham gia vào một thị trường là cố gắng tìm kiếm ngưỡng hỗ trợ/kháng cự trong quá khứ.

Nó giống việc các chuyên gia dự báo thời tiết đặt câu hỏi “Thời tiết gần đây thế nào”. Trước khi có ý định mua hoặc bán bạn cần phải nắm bắt được tình hình chung.

3. Đường xu hướng

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ như thế nào do sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư. Sự thay đổi này thường xảy ra đột ngột và diễn biến theo thông tin (kết quả kinh doanh, doanh thu so với dự báo, nhu cầu hoặc giá sản phẩm tăng/giảm…).

Trong phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xu hướng giá. Xu hướng giá thể hiện sự đồng hướng liên tục của giá (sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư).

Xu hướng khác với ngưỡng hỗ trợ/kháng cự ở chỗ xu hướng thể hiện sự thay đổi còn ngưỡng hỗ trợ/kháng cự là rào cản đối với sự thay đổi.

đường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Indexđường xu hướng tăng của VN Index

Ở hình trên xu hướng tăng của VN Index xuất hiện khi các ngưỡng hỗ trợ dịch chuyển lên mức cao hơn. Những người kỳ vọng thị trường tăng (thị trường bò tót) đang thắng thế và đẩy giá các cổ phiếu lên mức cao hơn.

đường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCMđường xu hướng giảm của cổ phiếu HCM

Ngược lại đồ thị trên thể hiện xu hướng giá của cổ phiếu HCM. Trong giai đoạn từ tháng 10/2015 đến khoảng giữa tháng 2/2016 xu hướng giá giảm hình thành khi các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.

Có thể hiểu rằng xu hướng giảm xuất hiện khi các ngưỡng kháng cự dịch chuyển xuống mức thấp hơn, những người kỳ vọng giá cổ phiếu giảm (thị trường con gấu) đang thắng thế và ngày càng đẩy giá cổ phiếu xuống mức thấp hơn.

Tương tự khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ/kháng cự do kỳ vọng thay đổi, giá cũng có thể phá vỡ đường xu hướng tăng/giảm.

Giá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảmGiá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảmGiá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảmGiá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảmGiá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảmGiá cổ phiếu KDC bức phá khỏi đường xu hướng giảm

Hình trên cho thấy đường xu hướng giảm của cổ phiếu KDC bị phá vỡ vì nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ không còn giảm nữa.

Sau giai đoạn bức phá lên trên đường xu hướng giảm, giá dịch chuyển lên trên một cách mạnh mẽ.

Kết luận

Trong phần 1 chúng ta đã biết những yếu tố cơ bản nhất của phân tích kỹ thuật. Nếu bạn chưa hiểu về nó thì bạn nên đọc kỹ phần này vì chúng ta cần hiểu cơ bản mới đi đến các phần nâng cao hơn.

Xem phần 1 tại đây

Phần 2 này gồm 2 công cụ được các nhà đầu tư ở Việt Nam cũng như trên thế giới sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất. Hi vọng đọc xong bài viết này các bạn có thể nghiệm ra một điều gì đó trên chặng đường trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp của mình.

Các bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng: “Các bạn có thể giảm thiểu được rất nhiều rủi ro nếu giao dịch tại điểm mà ngưỡng hỗ trợ/kháng cự hoặc đường xu hướng bị phá vỡ”.

Tuy còn một số yếu tố khác để khẳng định điều bạn làm là đúng hay chưa. Thế nhưng chỉ bằng việc đơn giản giao dịch tại các điểm này, bạn đã có lợi thế hơn rất nhiều so với nhiều nhà đầu tư khác.

Nếu các bạn thực hành và cảm thấy phương pháp của mình đang giúp bạn cải thiện hoạt động đầu tư, hãy tiếp tục đón xem phần 3 của seri “Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và Forex”. Ở phần 3 mình sẽ bật mí công cụ phổ biến còn lại cùng các chỉ báo phổ biến nhất để bạn có thể tự tin đặt lệnh trên thị trường.

Và đừng quên ủng hộ mình bằng cách để lại comment để mình có thêm động lực sáng tạo thêm nhiều bài viết bổ ích cho các bạn. Cho đi rồi bạn sẽ nhận lại.

2 thoughts on “Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán và Forex – Phần 2

    1. Thời gian hạn hẹp quá nên mình không phát triển thêm được. Thời gian đến mình sẽ triển khai kênh Youtube để hướng dẫn các bạn được rõ hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *